Các loại chứng từ, sổ sách cần dùng trong công tác hạch toán lao động tiền lương a Chứng từ kế toán.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CP THAN CAO SƠN (Trang 40 - 42)

I Công nhân kỹ thuật 3 139 299 322 614 589 690 449 171 3.98 95 11

1.Các loại chứng từ, sổ sách cần dùng trong công tác hạch toán lao động tiền lương a Chứng từ kế toán.

a. Chứng từ kế toán.

Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

4040 40

* Kế toán tiền lương.

Tiền lương không chỉ là công cụ để khuyến khích vật chất đối với người lao động mà còn là một bộ phận cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanh, liên quan đến lơi nhuận của doanh nghiệp sau này. Do đó kế toán tiền lương phải căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợp pháp để kiểm tra và ghi chép vào sổ sách kế toán. Những chứng từ chủ yếu được sử dụng trong kế toán bao gồm:

Bảng chấm công - Mẫu số 01-LĐTL

Đối với bộ phận trả lương theo thời gian thì chứng từ làm cơ sở để tính lương là”

Bảng chấm công” Bảng này theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH... để có căn cứ tính trả lương, BHXH trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị. Việc ghi chép bảng chấm công hàng ngày do tổ trưởng (ban, phòng, nhóm,...) hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày. Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển chấm công cùng các chứng từ liên quan về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương.

Bảng thanh toán tiền lương - mẫu số 02 - LĐTL

Để thanh toán tiền lương cho người lao động, kế toán phải lập bảng thanh toán tiền lương cho từng tổ, bộ phận và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương của từng người và các chứng từ lien quan. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ chuyển tiền vào tài khoản của cá nhân người lao động. (Hiện nay Công thanh toán lương cho người lao động một lần và trả qua thẻ ATM vào tài khoản của ngân hàng)

Ngoài ra để có dủ những thông tin cần thiết cho việc tính lươngcủa doanh nghiệp thì có thể sử dụng một số chứng từ sau:

Phiếu báo làm thêm giờ - Mẫu số 07 - LĐTL Hợp đồng khoán - Mẫu số 08 - LĐTL

Bảng thanh toán tiền thưởng - Mẫu số 05 - LĐTL.

Sinh viên: Vũ Thị Thanh L ớp Kế toán K48b

Sinh viên:Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Lớp Kế Toán K47B

4141 41

Khi thanh toán với người lao động thì kế toán sử dụng: phiếu chi, báo nợ... người lao động, đồng thời đó cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các quy định, chế độ của Nhà nước.

Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà chọn nhưng chứng từ cần thiết cho kế toán tiền lương.

*Kế toán các khoản trích theo lương.

Các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ). Các quỹ này được tính trên tiền lương của người lao động với tỷ lệ % khác nhau. Kế toán BHXH, BHYT, KPCĐ phải căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợp pháp để phản ánh. Những chứng từ thường được kế toán sử dụng bao gồm:

- Chứng từ phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ (nếu có). - Biên bản điều tra tai nạn lao động - Mẫu 09 - LĐTL. - Phiếu nghỉ lương hưởng BHXH - Mẫu 03 - LĐTL. - Bảng thanh toán BHXH - Mẫu 04 - LĐTL.

- Phiếu chi. - Báo nợ.

Khi người lao động nghỉ do ốm đau, thai sản,... thì cần có xác nhận của cơ quan y tế vào phiếu nghỉ BHXH. Cuối tháng kế toán căn cứ vào phiếu này để tổng hợp số ngày nghỉ và số tiền trợ cấp cho từng người và cho từng đơn vị. Sau đó bảng này được chuyển đến trưởng ban BHXH của đơn vị xác nhận và chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CP THAN CAO SƠN (Trang 40 - 42)