TB ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TL Ảnh di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu su 7 HKI (Trang 89 - 92)

_ Ảnh di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hoá. _ Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV. III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1/ Kiểm tra bài củ:

1. Thời Lý, Trần, nhân dân ta phải đương dầu với những cuộc xâm lược nào ? 2. Diễn biến các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông – Nguyên thời Trần.

2/ Giới thiệu bài mới: Từ đầu thế kỉ XV, khi nhà Hồ lên nắm chónh quyền, Hồ Quý Ly đã đưa hàng loạt chính sách nhằm làm thay đổi đất nước. Tuy nhiên, một số chíonh sách đã không được lòng dân, không được nhân dân ủng hộ vì vậy việc cai trị đất nước của nhà Hồ

gặp nhiều khó khăn. Giữa lúc đó, nhà Minh ồ ạt xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống giặc Minh diễn ra như thế nào ?

3/Tổ chức các hoạt động trên lớp:

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1

*Tìm hiểu cuộc xâm lược của nhà Minh và sự thất bại của nhà Hồ

 Vì sao nhà Minh kéo vào xâm lược nước ta ?  Mượn cớ khôi phục nhà Trần để đô hộ nước ta.

_ Gv: Dùng lược đồ mô tả cuộc kháng chiến của nhà Hồ. Quân Minh đánh nhà Hồ ở một số điểm: Lạng Sơn, quân nhà Hồ rút lui về bờ Bắc sông Hồng lấy thành Đa Bang cố thủ, rồi lui về cố thủ ở thành Tây Đô, quân Minh tấn công, cha con Hồ Quý Ly bị bắt. Cuộc kháng chiến thất bại.

 Vì sao cuộc kháng chiến thất bại nhanh chóng?

+ Lực lược quân Minh quá mạnh. + Quân ta chưa chuẩn bị chu đáo. + Không đoàn kết được toàn dân.

_ Gv: nêu câu nói của Hồ Nguyên Trừng “Tôi không sợ đánh mà chỉ sợ lòng dân không theo”

1/ Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thấtbại của nhà Hồ. bại của nhà Hồ.

_ Tháng 11-1406 nhà Minh đem 20 vạn quân xâm cùng hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ cầm đầu chia làm 2 cánh tràn vào biên giới nước ta.

_ Bị đánh bại ở Lạng Sơn, Hồ Quý Ly lui về bờ nam sông Nhị cố thủ ở thành Đa Bang (nay là HN)

-Cuối 1-1407, quân Minh đánh chiếm Đa Bang rồi tràn xuống Đơng Đơ (Thăng Long), nhà Hồ lui về Tây Đơ (Thanh Hĩa)

-4-1407 , quân Minh chiếm Tây Đơ, nhà Hồ chạy về Hà Tĩnh. Hồ Quý Ly bị bắt vào 6- 1407. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.

.

HĐ2: Tìm hiểu chính sách cai trị của nhà Minh

_ Gv: sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đã thiết lập chính quyền thống trị trên đất nước ta một chíng sách áp bức rất hà khắc.

 Hãy nêu các chính sách cai trị của nhà Minh trên đất nước ta về :

+ Chính trị + Kinh tế + Văn hoá

 Em có nhận xét về các chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta ?  Các chính sách vô cùng thâm độc và tàn bạo.

 Tất cả các chính sách cai trị của nhà Minh

2/ Chính sách cai trị của nhà Minh

 Chính trị:

_ Xoá bỏ quốc hiệu nước ta. Đổi thành quận Giao Chỉ và sáp nhập vào Trung Quốc

_ Thi hành chính sách đồng hoá triệt để về mọi mặt,ø

 Kinh tế:

_ Bóc lột nhân dân tàn bạo.qua hàng trăm thứ thuế.rất tàn bạo

_ Bắt phụ nữ và trẻ em về Trung Quốc làm nô tì.

 Văn hoá:

nhằm mục đích gì ?  Chúng muốn dân tộc ta phải lệ thuộc vào chúng (Đồng hoá, nô dịch).

Với chính sách cai trị tàn bạo đó, xã hội nước ta như thế nào?

- Tàn phá các công trình văn hóa, lịch sử, đốt sách hoặc mang về TrQ.

Với những chính sách cai trị tàn bạo đó, xã hội nước ta thêm khủng hoảng sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh điêu đứng.

HĐ3: Tìm hiểu các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần

 Ngay sau khi cha con họ Hồ bị bắt, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra như thế nào?

 Nhiều nơi liên tục nổi dậy khởi nghĩa. _ Gv: Trần Ngỗi là con cháu của vua Trần Nghệ Tông được Trần Triệu Cơ đưa lên làm minh chủ vào tháng 10-1407.

 Vì sao cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi thất bại?

_Gv: Sau khi Trần Ngỗi nghe lời gièm pha giết 2 vị tướng giỏi, con trai của 2 ông Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị đã đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi để phát động khởi nghĩa chống quân Minh.

 Các cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa như thế nào ?

 Tuy thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa đó được coi là ngọn lửa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

 Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa?

 Do thiếu sự liên kết, chưa tạo nên một phong trào chung, nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẩn.

3/ Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần Trần

a/ Khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 – 1409) _ Trần Ngỗi là con của vua Trần, Tháng 10- 1407 Trần Ngỗi được tôn làm minh chủ  tự xưng là Giản Định hoàng đế ở Yên Mô (Ninh Bình).

_ Đầu năm 1048, Ông kéo quân ra Nghệ An được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng.

_ Tháng 12-1408 nghĩa quân kéo vào thành Bô Cô (Nam Định)đánh tan 4 vạn quân Minh

_ Sau đó nội bộ mâu thuẩn  khởi nghĩa tan rã dần

b/ Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409 – 1414).

_ Sau khi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân bị giết, Năm 1409, Trần Quý Khoáng lên ngôi lấy hiệu là Trùng Quang đế.

_ Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ Thanh Hoá đến Hoá Châu.

_ Giữa năm 1411, quân Minh tấn công, nghĩa quân rút về Thuận Hoá.

_ Năm 8-1413, quân Minh đánh vào Thuận Hoá  cuộc khởi nghĩa thất bại.

4. CỦNG CỐ

2. Nêu các chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta ?

3. Trình bày nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần ? Nêu ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó ?

5. DẶN DÒ

_ Học kỹ bài, làm bài tập 18.

_ Xem trước bài “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)”.

Tuần 18 Ngày soạn : Ngày dạy: Tiết 36 : LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ

I / Mục tiêu bài học:

Một phần của tài liệu su 7 HKI (Trang 89 - 92)