1.Kiểm tra bài củ:
4. Nhà Hồ được thiết lập trong hoàn cảnh nào ?
5. Trình bày tóm tắt các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly ? 6. Nêu ý nghĩa và tác dụng của các chính sách của Hồ Quý Ly ?
2. Giảng bài mới: từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, ba triều đại Lý, Trần, Hồ thay nhau lên nắm chính quyền. Đó là giai đoạn lịch sử hào hùng vẻ vang của dân tộc ta. Nhìn lại cả một chặn đường lịch sử, chúng ta có quyền tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta cùng nhau ôn lại chặng đường lịch sử hào hùng ấy.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
1/ Thời Lý, Trần, nhân dân ta phải đương dầu với những cuộc xâm lược nào ?
_ Thời gian xâm lược. _ Nước xâm lược, triều đại. _ Lực lượng quân xâm lược.
Thời gian Nước xâmlược Triều đại Lực lượng xâm lược 1076 -
1077 TrungQuốc Nhà Tống
_ 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu. Có quân thủy tiếp ứng.
_ Quách Quỳ, Triệu Tiết, Hoà Mâu chỉ huy. 1258 1285 1287 - 1288 Mông Cổ Mông Cổ (Lần 1) Nhà Nguyên (Lần 2) Nhà Nguyên (Lần 3)
_ 3 vạn quân do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy.
_ 50 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy _ 30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy. Hàng trăm thuyền chiến, đoàn thuyền lương.
2/ Diễn biến các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông – Nguyên thời Trần.
_ Thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi cuộc kháng chiến. _ Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến.
_ Những gương tiêu biểu về lòng yêu nước, bất khuất trong mỗi cuộc kháng chiến. _ Một vài ví dụ về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc.
_ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của những cuộc kháng chiến thời Lý – Trần.
Triều đại Chống xâm lược Tống Chống xâm lược Mông - Nguyên
Thời gian 1075 – 1077 1258 - 1288
Đường lối
_ Tiến công để tự vệ
_ Tận dụng sức mạnh đoàn kết của các dân tộc.
_ Lập phòng tuyến Như Nguyệt để đánh địch.
_ Kết thúc chiến tranh bằng chủ động giảng hoà.
_ Chủ động rút lui để bảo vệ toàn lực lượng.
_ Thực hiện vườn không nhà trống. _ Tổng phản công đánh giặc. Gương yêu nước tiêu biểu _ Lý Thường Kiệt. _ Tông Đản. _ Lý Kế Nguyên. _ Trần Thủ Độ. Trần Hưng Đạo. _ Trần Quốc Toản. _ Trần Bình Trọng. Đoàn kết chống giặc Quân dân hợp sức: + Bí mật tiến công đất Tống. + Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt.
Gả công chúa, ban chức tước cho các tù trưởng.
_ Hội nghị Bình than. _ Hội nghị Diên Hồng.
Nguyên nhân thắng lợi
_ Sự đoàn kết các dân tộc.
_ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của các tướng lĩnh _Tinh thần chiến đấu dũng cảm quân ta.
_ Sư ủng hộ của nhân dân.
Ý nghĩa lịch sử
_ Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ.
_ Quân Tống từ bỏ mộng xâm lược.
_ Nền độc lập, chủ quyền quốc gia được bảo vệ.
_ Góp phần xây đắp quân sự Việt Nam.
_ Bài học quý gia về đoàn kết dân tộc.
_ Làm thất bại mưu đồ bành trướng của quân Nguyên.
********************
Chương IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV – ĐẦU THẾ KỈ XVI)
Bài 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH Ở ĐẦU THẾ KỈ XV
Tiết 35:
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Về kiền thức: Giúp HS nắm :
-Những nét chính về cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại nhanh chĩng của nhà Hồ mà nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm khơng dựa vào nhân dân.
-Thấy được chính sách đơ hộ tàn bạo của nhà Minh và các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu TK XV.
2/ Về tư tưởng: Nâng cao cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo, niềm tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.
3/ Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ khi học bài, trình bày bài học.