Đề tài được tiến hành theo các phương pháp và phương tiện sau đây:
• Nghiên cứu lý thuyết: tìm đọc các tài liệu về đánh giá giáo dục, kỹ thuật trắc nghiệm, lý luận dạy học để xây dựng cơ sở lý thuyết về việc thiết kế đề kiểm tra, đánh giá câu hỏi kiểm tra.
• Vận dụng lý thuyết về thiết kế đề kiểm tra đã nói trên vào chương trình Vật lý 10, đồng thời tham khảo sách “Phân phối chương trình Vật lý 10” để thiết kế đề kiểm tra.
• Thực nghiệm sư phạm:
- Trước khi cho học sinh phổ thông làm bài kiểm tra để thử nghiệm đề kiểm tra, phải tham khảo ý kiến và xin phép giáo viên phổ thông.
- Chọn mẫu: đối tượng để thiết kế và thử nghiệm đề kiểm tra là học sinh khối lớp 10 (lớp 1014), trình độ chung thuộc loại trung bình, khá (không chọn học sinh trường chuyên hay học sinh trường bán công), trường PTTH Lưu Văn Liệt – Vĩnh Long.
- Liên hệ giáo viên phổ thông về việc xin thử nghiệm một số đề kiểm tra trước khi đi thực tập sư phạm(TTSP).
- Phỏng vấn giáo viên về trình độ học sinh, về hình thức kiểm tra miệng mà giáo viên đã và đang sử dụng; các loại câu hỏi, số lượng, độ khó của câu hỏi trong các đề kiểm tra viết, kết qua bàiû làm của học sinh; xin phép thử nghiệm một số đề kiểm tra miệng, kiểm tra viết trong thời gian TTSP.
- Trong thời gian TTSP, khi dự giờ giáo viên phổ thông, quan sát hoạt động của giáo viên và học sinh trong kiểm tra bài cũ (kiểm tra miệng). Trong quá trình thử nghiệm đề kiểm tra miệng: tiến hành ghi nhật ký; nhờ giáo viên, bạn bè quan sát, sau đó đánh giá đề kiểm tra miệng.
- Tiến hành cho học sinh làm các bài kiểm tra viết, chấm bài kiểm tra và thu thập số liệu.
- Từ kết quả thu được qua các bài kiểm tra, đánh giá các câu hỏi trong các đề kiểm tra theo lý thuyết về đánh giá câu hỏi.
4. CÁC BƯỚC THỰC HIEÄN ĐỀ TÀI:
Việc hoàn thành đề tài được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định rõ các mục tiêu của đề tài.
Bước 2: Sưu tầm các tài liệu có liên quan đến đề tài.
Bước 3: Nghiên cứu lý thuyết, viết cơ sở lý thuyết cho việc thiết kế đề kiểm tra, đánh giá câu hỏi.
Bước 4: Chọn mẫu.
Bước 5: Liên hệ với giáo viên phổ thông về việc xin thử nghiệm một số đề kiểm tra trước khi đi TTSP.
Bước 7: Tiến hành thử nghiệm một số đề kiểm tra trước khi đi TTSP.
Bước 8: Xin phép Ban chỉ đạo TTSP để được thực tập tại trường và khối lớp đã chọn.
Bước 9: Trong thời gian thực tập:
• Phỏng vấn giáo viên hướng dẫn.
• Quan sát hoạt động của thầy và trò trong kiểm tra miệng.
• Rút kinh nghiệm từ giáo viên, và vận dụng lý thuyết để soạn đề kiểm tra miệng; tiến hành thử nghiệm.
• Trong quá trình thử nghiệm đề kiểm tra miệng: tiến hành ghi nhật ký; nhờ giáo viên, bạn bè quan sát, sau đó đánh giá đề kiểm tra miệng.
• Dựa vào “Phân phối chương trình Vật lý 10” và sự nhất trí của giáo viên, lên kế hoạch và tiến hành thử nghiệm đề kiểm tra viết theo đúng thời gian đã định.
• Chấm bài kiểm tra viết; xử lý số liệu trên cơ sở lý thuyết về đánh giá câu hỏi, sau đó đánh giá các câu hỏi đã được thử nghiệm.
Bước 10: Đánh giá toàn bộ kết quả đạt được so với các mục tiêu đã đề ra.
Bước 11: Rút ra bài học cho bản thân về việc thiết kế đề kiểm tra và đánh giá câu hỏi; đưa ra những kiến nghị.