Là hình thức vấn đáp, trong đó, giáo viên chuẩn bị trước một hệ thống câu hỏi, hỏi từng câu và tùy theo trình độ học sinh mà có thể thêm, bớt, thay đổi hoặc gợi mở để đánh giá mức độ hiểu vấn đề của các em.
Ví dụ:
Hệ thống câu hỏi dự định hỏi:
Câu 1. Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng tổng quát?
Nếu học sinh trả lời tốt thì hỏi tiếp:
Câu 2. Một con lắc đơn có chiều dài l =1m. Kéo cho dây treo làm với đường thẳng đứng một góc 450 rồi thả nhẹ. Tính vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí cân bằng. Cho g = 10m/s2.
Hệ thống câu hỏi dự định để gợi ý:
(Khi học sinh không phát biểu được hay trả lời còn lúng túng)
Gợi ý câu 1:
• Cơ năng gồm thành phần nào?
• Nhắc lại vật rơi tự do. Cho 3 vị trí (vị trí đầu, đang chuyển động, vị trí cuối), nhận xét các thành phần của cơ năng của vật ở 3 vị trí đó.
Gợi ý câu 2:
• Vẽ hình và ghi chú đầy đủ trên hình.
• Chọn 3 vị trí của con lắc.
• Viết biểu thức cơ năng của con lắc ở 3 vị trí đó.
• Vận dụng định luật.
- Ưu điểm: Giáo viên có sự uyển chuyển trong cách đặt câu hỏi nên việc đánh giá học sinh chính xác hơn.
- Nhược điểm: Khi giáo viên gợi ý, nếu học sinh hiểu đúng thì có lợi, ngược lại sẽ làm cho học sinh lúng túng không trả lời được. Nội dung gợi ý phải tùy loại học sinh, thái độ gợi ý của giáo viên cũng có tác dụng lớn đến học sinh.