Phần KE ÁT LUA N

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI VIỆC THIẾT KẾ VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SÓ ĐỀ KIỂM TRA THEO CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 10 CCGD (Trang 109 - 111)

X Những ưu và nhược điểm của câu nhiều lựa chọn:

Phần KE ÁT LUA N

1. NHƯÕNG KEÁT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI:

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã thu được những kết quả như sau. Nghiên cứu sâu hơn lý thuyết về thiết kế đề kiểm tra và đánh giá đề kiểm tra, đã tổng hợp được cơ sở lý thuyết để thiết kế đề kiểm tra, đánh giá câu hỏi và đề kiểm tra. Trên cơ sở lý thuyết, tôi đã thiết kế được 5 đề kiểm tra viết, 2 đề kiểm tra miệng và kèm theo đáp án của các đề ở một số chương của phần Vật lý 10 CCGD; số lượng câu hỏi đã thiết kế được là 32 câu trắc nghiệm khách quan và 8 câu tự luận. Ngoài ra, tôi đã thiết lập được mối quan hệ tốt với các giáo viên phổ thông để được phép tiến hành thử nghiệm đề kiểm tra ở lớp mà họ phụ trách. Tôi đã tiến hành thử nghiệm được 4 đề kiểm tra viết và 2 đề kiểm tra miệng ở các lớp: 101, 1012 và 1014, tại trường PTTH Lưu Văn Liệt. Sau kiểm tra, tôi đã tiến hành chấm bài với số lượng là 171 bài, từ đó thu được những kinh nghiệm cho việc chấm bài và có dịp nhìn nhận lại các đề kiểm tra. Từ kết quả kiểm tra thu được do chấm bài, tôi đã có cơ sở thực nghiệm để đánh giá lại câu hỏi trong đề kiểm tra. Tôi đã vận dụng được lý thuyết về đánh giá câu trắc nghiệm để đánh giá các câu hỏi. Qua việc đánh giá câu hỏi, tôi nhận thấy rằng các câu hỏi đã viết phần lớn khá tốt, đã đạt được mục tiêu kiểm tra đề ra tuy vẫn còn một số thiếu sót về nội dung và hình thức. Ngoài ra, tôi cũng có dịp thử nghiệm đề kiểm tra miệng và thu được kết quả khả quan. Đồng thời, tôi đã thu được nhiều kiến thức về thiết kế đề kiểm tra, về các hình thức kiểm tra để ĐGKQHT của học sinh, … cần thiết để phục vụ cho công tác giảng dạy và đánh giá sau này.

2. NHƯÕNG HẠN CHEÁ CỦA ĐỀ TÀI:

Bên cạnh những kết quả đạt được, tôi vẫn còn mắc một số hạn chế sau. Các em học sinh chưa quen với hình thức kiểm tra mới nên còn nhiều em lúng túng khi làm bài. Vì vậy, có thể điểm kiểm tra chưa phản ánh chính xác khả năng làm bài của các em.

Lớp thực nghiệm trong quá trình TTSP không trùng lớp thử nghiệm ban đầu (lớp 1014), do sự phân công bắt buộc (lớp 101 và 1012) của Ban chỉ đạo TTSP ở trường phổ thông. Do đó, khi học sinh ở các lớp thử nghiệm ban đầu vừa quen với cách làm bài theo hình thức ra đề mới thì lại phải dừng thử nghiệm. Việc thử nghiệm lại bắt đầu mới hoàn toàn đối với nhóm học sinh khác ở giai đoạn TTSP. Lẽ ra, phải đánh giá toàn bài kiểm tra để có thể nói rằng bài kiểm tra đạt chất lượng như thế nào (cao hay thấp) thông qua độ giá trị và độ tin cậy. Nhưng vì thời gian hạn hẹp, đối chiếu với lý thuyết về đánh giá đề kiểm tra thì tôi nhận thấy không thể tiến hành đánh giá bài kiểm tra một cách đầy đủ và nghiêm túc trong khoảng thời gian thực hiện luận văn, và đã tạm thời bỏ qua khâu này khi thực hiện đề tài.

Mặc dù, trong quá trình soạn câu hỏi, tôi đã cố gắng để viết được những câu hỏi tốt nhưng vẫn không thể tránh khỏi một số thiếu sót về nội dung và hình thức.

Ngoài ra, cũng do điều kiện thời gian, đề tài không thể nghiên cứu hết phần Vật lý 10 mà chỉ tập trung vào một số chương.

3. NHƯÕNG DỰ ĐỊNH TRONG TƯƠNG LAI VÀ KIEÁN NGHỊ:

Đây là một đề tài hay và rất có ý nghĩa đối với những giáo viên Vật lý tương lai như chúng tôi. Đề tài mở ra cho tôi một hướng nghiên cứu thực nghiệm, một việc làm cần thiết đối với người giáo viên trong quá trình dạy học. Kết quả của đề tài chỉ là bước đầu, nó đánh dấu việc khởi đầu sự nghiên cứu của tôi. Trong tương lai, khi đã trở thành người giáo viên phổ thông, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để khắc phục những hạn chế của đề tài, để tiếp tục tạo ra những câu hỏi và sàng lọc để được một ngân hàng câu hỏi tốt. Đồng thời, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và vận dụng lý thuyết về đánh giá toàn bộ bài kiểm tra để đánh giá các bài kiểm tra mà tôi sẽ cho học sinh làm trong quá trình dạy học. Qua đó, tôi sẽ có cơ hội để ngày càng hoàn thiện mình trong việc ra đề kiểm tra, chấm bài và cũng có dịp nhìn nhận lại quá trình dạy học của mình để dạy cho tốt hơn. Trong đề tài, tôi mới chỉ tiến hành đánh giá định kỳ, trong tương lai tôi sẽ ĐGKQHT của học sinh ở các mục đích khác. Tôi sẽ đặc biệt chú trọng việc đánh giá chẩn đoán để tìm cách cải tiến phương pháp dạy học của mình.

Ngoài ra, tôi nhận thấy sự cần thiết phải ra đề kiểm tra có độ bao phủ cao, đồng thời cũng phải đạt được các mục tiêu dạy học đã đề ra (đối với đánh giá theo tiêu chí ở trường phổ thông). Chính vì vậy, tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp từ phía Thầy Cô và các bạn để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn. Trong tương lai, khi trở thành giáo viên Vật lý, tôi mong muốn nhận được sự đồng tình và ủng hộ của đồng nghiệp trong cách ra đề kiểm để ĐGKQHT của học sinh như đã nêu trong đề kiểm tra.

PHỤ LỤC

SOÁ 1

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI VIỆC THIẾT KẾ VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SÓ ĐỀ KIỂM TRA THEO CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 10 CCGD (Trang 109 - 111)