Sắp xếp các câu hỏi thành một đề:

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI VIỆC THIẾT KẾ VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SÓ ĐỀ KIỂM TRA THEO CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 10 CCGD (Trang 77)

X Những ưu và nhược điểm của câu nhiều lựa chọn:

2.3.5.2.Sắp xếp các câu hỏi thành một đề:

Sau khi các câu hỏi đã được viết xong, chúng phải được sắp xếp lại thành một đề. Cách trình bày các câu hỏi trong bài kiểm tra cũng là yếu tố cần thiết để tạo tâm lý thuận lợi cho học sinh khi làm bài. Có một số cách sắp xếp như sau [11, tr 46], [14, tr 42]:

• Cách sắp xếp đề từ dễ đến khó.

• Cách sắp xếp đề theo tính chất lý thuyết trước, bài tập sau.

• Cách sắp xếp đề theo cụm nội dung của phần học.

• Khi có nhiều loại câu hỏi được sử dụng trong một đề kiểm tra, nên sắp xếp các dạng theo thứ tự: câu đúng – sai; câu ghép đôi; câu trả lời ngắn hoặc câu điền khuyết; câu nhiều lựa chọn; câu tự luận.

Thông thường, các câu hỏi được sắp xếp theo trật tự từ dễ đến khó để có thể làm tăng hiệu quả làm bài của học sinh vì cách này sẽ động viên được học sinh làm bài đến hết bài kiểm tra.

Tuy nhiên, sự sắp xếp trên đều là do qui ước cho thuận tiện, có thể có thứ tự khác, miễn là sự sắp xếp ấy phải được nhất quán trong đề.

* Những đặc điểm của một bài kiểm tra được xây dựng tốt:

• Bài kiểm tra phải có giá trị, tức là nó phải đo được cái định đo (độ giá trị, xem tr 21).

• Bài kiểm tra phải đo được cái nó cần đo ở mức độ chắc chắn và chính xác nhất có thể được (độ tin cậy, xem tr 22).

• Bài kiểm tra phải được trình bày một cách sáng sủa, với những chỉ dẫn rõ ràng, xác định đối với học sinh.

• Bài kiểm tra phải sử dụng ngôn ngữ chính xác và phù hợp với học sinh.

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI VIỆC THIẾT KẾ VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SÓ ĐỀ KIỂM TRA THEO CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 10 CCGD (Trang 77)