TỶ LỆ MANG VÀ KIỂU CÁCH CƯ TRÚ CỦA S AUREUS

Một phần của tài liệu Xác định kiểu cách cư trú và gen độc lực của staphylococcus aureus ở nhóm người làm việc tại một số cơ sở dịch vụ ăn ux (Trang 94 - 95)

M: Marker, NC: Chứng âm, Các số và chữ ký hiệu khác là mã số các chủng S aureus

4.1.TỶ LỆ MANG VÀ KIỂU CÁCH CƯ TRÚ CỦA S AUREUS

4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu kiểu cách cư trú và gen độc lực của S. aureus

phân lập được trên 212 nhân viên làm việc tại 14 cơ sở dịch vụ ăn uống tại Hà Nội. Đây là những cơ sở có giấy phép đăng ký kinh doanh, đảm bảo tiêu chuẩn quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy chế số 11/2006/QĐ- BYT Bộ Y tế [2]. Nhân viên được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở này là những nhà hàng chế biến, phục vụ và bán các món ăn, đồ uống.

Đặc điểm của đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi, nhân viên nam nhiều hơn nữ (52,83% và 47,17%). Nghiên cứu của chúng tôi khác với một số nghiên cứu khác trên thế giới, nữ cao hơn nam như của Gashaw trên nhân viên quán cà phê (63% và 37%) [47], nghiên cứu của Oteri trên 161 nhân viên nhà ăn (57,1% và 42,9%) [96].

Phân bố đối tượng nghiên cứu của chúng tôi theo nhóm tuổi cho thấy đại đa số nhân viên trẻ ở độ tuổi từ 20-29 chiếm đến hơn 66,04%. Đây là lứa tuổi trẻ, khỏe mạnh, thể lực tốt và có khả năng lao động tích cực. Tỷ lệ của cả 2 nhóm nhân viên từ 20-29 (66,04%) tuổi và từ 30-39 tuổi (8,02%). Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Gashaw năm 2008 ở nhóm nhân viên nhà hàng từ 20-40 tuổi (72,4%). Nhóm trên 40 tuổi trong nghiên cứu trên (27,6%) cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi (4,24% và 1,89%) [47]. Nhóm từ 50 tuổi trở lên trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ thấp 1,89%.

Tỷ lệ nhân viên làm việc ở bộ phận phục vụ bàn cao nhất (48,11%), bộ phận chế biến 37,26%. Đây là lực lượng chính trong nhà hàng chiếm hơn 85% số lượng nhân viên làm việc. Kết quả này phù hợp với nhu cầu lao động thực tế của các nhà hàng. Đây là nhóm nhân viên tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với thực phẩm. Nhóm nhân viên này có nguy cơ lan truyền vi khuẩn trong quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển và phân phát thức ăn.

Nhóm nhân viên có thâm niên công tác từ 5 năm trở xuống chiếm đa số (85,85%). Chủ yếu nhân viên trong nghiên cứu này có thời gian công tác ngắn. Nhóm có thâm niên dưới 2 năm chiếm đến trên 60%. Có thể họ làm việc theo thời vụ, trong khoảng thời gian ngắn và hay chuyển lĩnh vực công việc khác. Nhóm nhân viên có thâm niên từ 2 - 5 năm chiếm 25,47%. Kết quả nghiên của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Oteri trên nhân viên nhà ăn thâm niên dưới 2 năm (2,5%), và nhóm nhân viên thâm niên từ 2 - 5 năm (6,8%). Nhóm thâm niên trên 5 năm trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với nghiên cứu trên (14,15% so với 90,7%) [96].

Một phần của tài liệu Xác định kiểu cách cư trú và gen độc lực của staphylococcus aureus ở nhóm người làm việc tại một số cơ sở dịch vụ ăn ux (Trang 94 - 95)