Các nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xác định kiểu cách cư trú và gen độc lực của staphylococcus aureus ở nhóm người làm việc tại một số cơ sở dịch vụ ăn ux (Trang 44 - 46)

- Nguyên lý của phản ứng PCR: Dựa theo sự sao chép theo cơ chế

1.8.2.Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ngộ độc thực phẩm do S. aureus là vấn đề nan giải và gây nhiều tổn thất về sức khỏe cũng như thiệt hại về kinh tế ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tại Việt Nam những vụ dịch ngộ độc tập thể được ghi nhận ở Hà Nội 5/2008: 122 khách dự đám cưới. Công ty TNHH Alliace One, KCN Giao Long, Bến Tre 6/2008: 100 công nhân. Sơn La 9/2008: 581 người dân. Tiểu học Tam Bình, Q. Thủ Đức -TP HCM 11/ 2008: 51 học sinh và phụ huynh. Cty Phú Nguyên, KCN An Đồng Hải Dương 8/2009: 160 công nhân [10].

cư trú của vi khuẩn này. Một số nghiên cứu tỷ lệ mang S. aureus trên người khỏe mạnh, trên bệnh nhân, ở tay nhân viên bán hàng ăn, các mẫu thức ăn. Khoảng 30-50% người lành và 45% bệnh nhân điều trị tại bệnh viện mang vi khuẩn. Vũ Bảo Châu và Nguyễn Văn Dịp nghiên cứu về tình trạng mang S. aureus ở bệnh nhân ngoại khoa và mối liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ với việc cư trú vi khuẩn này ở mũi. Kết quả cho thấy có 9,6% có mang S. aureus ở da và tỷ lệ mang S. aureus ở mũi ở bệnh nhân ngoại khoa là 36,1%. Đồng thời có mối liên quan giữa tỷ lệ mang ở mũi và mang ở da. Những người có S. aureus ở mũi có nhiều nguy cơ có vi khuẩn này ở da hơn những người không có vi khuẩn này ở mũi. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ do S. aureus ở những người có vi khuẩn này ở mũi là 8,2%, ở những bệnh nhân không có vi khuẩn này ở mũi là 2,3% [6]. Theo nghiên cứu của Bùi Khắc Hậu nhiễm trùng vết mổ, vết thương do S. aureus chiếm tỷ lệ khá cao 12,9 - 40,6% [11].

Theo nghiên cứu của Lâm Huyền Trân và Võ Hiếu Bình trên 96 người khỏe mạnh, tổng số vi khuẩn được phân lập là 84,73% trong đó S. aureus là vi khuẩn thường trú hay gặp nhất ở mũi người khỏe mạnh với tỷ lệ là 33,33%. Đây cũng là vi khuẩn gây bệnh viêm mũi xoang [24]. Nguyễn Thị Lai và Lê Kinh Duệ nghiên cứu sự cư trú của S. aureus trên bệnh nhân viêm da cơ địa cho thấy S. aureus cư trú ở tổn thương da của 85,7% số bệnh nhân, tỷ lệ này càng cao khi tổn thương càng nặng. Tỷ lệ mang vi khuẩn này ở da lành của bệnh nhân viêm da cơ địa là 40%. Tỷ lệ mang vi khuẩn này trên da ở nhóm người bình thường là 6,7%. Ở vùng da tổn thương có tiết dịch, tỷ lệ phân lập được S. aureus là 100%, tại tổn thương da không tiết dịch tỷ lệ này là 66,7% [16].

Hiện tại ở Việt Nam chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào về tình trạng mang vi khuẩn này ở mũi trên nhân viên làm việc có tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà chỉ có một số nghiên cứu về tình trạng mang S. aureus

tay của nhân viên bán hàng ăn. Nghiên cứu của Lý Thành Minh và Cao Thị Diễm Thúy trên 266 mẫu lấy từ bàn tay người bán thức ăn trên đường phố cho thấy tỷ lệ mang S. aureus là 49,6% [18]. Nguyễn Hùng Long và cộng sự năm 2009 nghiên cứu tỷ lệ ô nhiễm vi sinh vật ở bàn tay của 245 người trực tiếp chế biến và sản xuất thực phẩm cho thấy tỷ lệ này là 3,3% [17].

Hiện nay những nghiên cứu về gen độc lực tại Việt Nam rất ít, đặc biệt là nghiên cứu về gen coagulase và gen độc tố ruột. Nghiên cứu độ nặng lâm sàng trên bệnh nhân tại Bệnh viện Nhiệt đới Hồ Chí Minh cho thấy độ nặng phụ thuộc vào kiểu gen như tổ hợp gen egc, cna của các chủng hơn là gen quy định một yếu tố quyết định đặc tính như PVL. Trong nghiên cứu của Diệp Thế Tài và cộng sự năm 2007 phát hiện đồng thời gen mã hóa độc tố ruột SEA, SEB của S. aureus trong 94 mẫu thức ăn nhanh tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có 4% mang gen mã hóa SEA và 3,19% mang gen mã hóa SEB [21]. Nguyễn Đỗ Phúc và cộng sự tại Viện Vệ Sinh Y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh đã xác định gen sinh độc tố ruột từ SEA đến SEE trên 124 chủng S. aureus phân lập được trong thực phẩm cho thấy 33% các chủng mang những gen này [20]. Theo Bùi Mai Hương và cộng sự có tới 40% chủng S. aureus phân lập được từ thức ăn có chứa SE [38].

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ mang, kiểu cách cư trú và gen độc lực của S. aureus trên đối tượng nhân viên cơ sở dịch vụ ăn uống, tuy nhiên ở Việt Nam những chỉ có những nghiên cứu về tình trạng nhiễm S. aureus ở các mẫu thức ăn và các gen độc tố ruột từ những chủng phân lập được trên những mẫu này mà chưa có những nghiên cứu về tình trạng mang và các gen độc tố của S. aureus phân lập được trên nhân viên các cơ sở dịch vụ ăn uống.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Xác định kiểu cách cư trú và gen độc lực của staphylococcus aureus ở nhóm người làm việc tại một số cơ sở dịch vụ ăn ux (Trang 44 - 46)