Giao việc (job offer) là chặng kết thúc của bước này.

Một phần của tài liệu Đề tài " Các vấn đề chung của quản trị " (Trang 81 - 83)

V. XÂY DỰNG (THIẾT KẾ) CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ.

g. Giao việc (job offer) là chặng kết thúc của bước này.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng tuyển chọn đầy đủ các bước theo tiến trình như trên, mà còn tùy thuộc vào cung cầu lao động trên thị trường và số lượng ứng viên nhiều hay ít.

Trong quá trình tuyển chọn nhân sự, thì việc lựa chọn các quản trị viên (manager selection) là rất quan trọng. Có 2 dạng chọn lựa quản trị viên :

Tuyển chọn quản trị viên có kinh nghiệm nhằm giao họ đảm nhiệm các chức vụ nòng cốt (key positions) trong bộ máy tổ chức.

Các tiêu chuẩn chọc lựa đối với quản trị viên lành nghề :

Ổn định cảm xúc (emotional stability) là đặc tính giứp quản trị viên giữ được bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh dù gay go phức tạp, vẫn tự chủ, tránh bị các yếu tố ngoại lai tác động chi phối lên tình cảm.

Tự tin (self-confidence).

Kỹ năng giao tiếp (interpersonal skill) cần thiết cho mọi cấp quản trị .

Tuyển chọn quản trị viên tiềm năng.

Loại này thường chưa có đủ kinh nghiệm, hoặc sinh viên mới ra trường.

Tiêu chuẩn tuyển chọn chủ yếu là bằng cấp tốt nghiệp Đại học quản trị kinh doanh chẳng hạn, hoặc các ngành chuyên môn khác, trình độ sinh ngữ, ... Loại này trúng tuyển được tạm giao các chức vụ tập sự.

Chương VI: Bố trí nhân sự và quản trị nguồn nhân lực trang 95

Tương lai của tổ chức thường do loại quản trị viên tiềm năng, nhưng khó đánh giá họ vì ngoài bằng cấp ra, thường là họ chưa có thành tích gì đáng kể.

Tuy nhiên, vẫn có thể biết họ qua khả năng giao tiếp, óc chỉ huy điều khiển, tinh thần trách nhiệm,...

Một số tổ chức chuyên nghiệp giữ vai trò đánh giá nhân sựđược các công ty tuyển dụng mời họ phụ tráh giám khảo trong các cuộc thi tuyển.

Đề thi của các trung tâm đánh giá thường tập trung vào 3 loại chính :

Trò chơi quản trị (management games) dựa trên nguyên tắc. Nếu A (tình huống quản trị ) thì B (ứng viên xử lý thế nào).

Bài tập thảo luận nhóm không có chủ tọa (leaderless group discussion exercise) nhằm phát huy kỹ năng ứng phó hoặc đối phó trong thảo luận, mà không bị sức ép từ giám khảo.

Bài tập nhập cuộc (in-basket exercise) tập cho các ứng viên giải quyết các tình huống phức tạp, bằng cách nhập vai vào một kịch bản cho sẵn. Đây là kỹ thuật mô phỏng, còn gọi là kỹ thuật thủ vai (simulation).

Một phần của tài liệu Đề tài " Các vấn đề chung của quản trị " (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)