NHỮNG NGUYÊN TẮC GIAO QUYỀN

Một phần của tài liệu Đề tài " Các vấn đề chung của quản trị " (Trang 58 - 60)

Để việc giao quyền hạn được thực hiện có hiệu quả cao đòi hỏi phải thực hiện các nguyên tắc giao quyền sau đây :

Giao quyền theo kết quả mong muốn

Việc giao quyền là nhằm trang bị cho người thực hiện một công cụ có khả năng thực hiện tốt các mục tiêu. Cho nên quyền lực đuợc giao cho từng người quản lý phải tương xứng với mục tiêu cần đạt được và nhằm tạo cho họ có quyền chủđộng trong quy trình thực hiện.

Giao quyền theo chức năng :

Mỗi bộ phận trong tổ chức đều có những chức năng nhất định cần phải hoàn thành. Do đó giao quyền theo chức năng là cần thiết.

Việc coi nhẹ nguyên tắc này dễ dẫn đến nguy cơ về sự lẫn lộn không biết ai sẽ phải làm việc gì. Nguyên tắc này bao gồm cả việc giao quyền và phân chia bộ phận - mặc dù đơn giản về mặt nhận thức nhưng thường rất phức tạp khi vận dụng.

Nguyên tắc bậc thang :

Nguyên tắc bậc thang nói về chuỗi các quan hệ quyền hạn trực tiếp từ cấp trên xuống cấp dưới xuyên suốt toàn bộ tổ chức.

Việc nhận thức đầy đủ nguyên tắc bậc thang là rất cần thiết cho việc định chức năng tổ chức một cách đúng đắn, bởi vì cấp dưới phải biết được ai giao quyền cho họ và những vấn đề vượt quá phạm vi quyền hạn của họ phải được trình cho ai.

Nguyên tắc quyền hạn theo cấp bậc :

Những nguyên tắc xác định quyền hạn theo chức năng và bậc thang làm nảy sinh nguyên tắc quyền hạn theo cấp bậc. Mỗi cấp tổ chức nhất định có quyền hạn ra quyết định trong phạm vi quyền lực mà tổ chức phân quyền. Do đó có thể suy ra nguyên tắc quyền hạn theo cất bậc là : vic duy trì s y quyn đã định đòi hi rng các quyết định trong phm vi quyn hn ca tng người phi được chính hđưa ra ch không được đẩy lên cp trên theo cơ cu t chc. Nói cách khác, những nhà quản trị ở mỗi cấp phải ra bất kỳ quyết định nào mà họ có thể phải làm dựa trên quyền hạn được giao và chỉ những vấn đề họ không thể quyết định được do sự hạn chế về quyền lực mới được đưa lên cấp trên. Nhà quản trị cấp cao phải

bảo đảm việc giao

quyền hạn là rõ ràng đối với cấp dưới và cương quyết chống lại sự ham muốn ra các quyết định thay cho cấp dưới.

Nguyên tắc thống nhất trong mệnh lệnh !

Nguyên tắc về tính tuyệt đối trong trách nhiệm.

Do trách nhiệm là một nghĩa vụ phải mang, không thể giao phó được, cho nên không có cấp trên nào có thể trốn tránh trách nhiệm về hành động của các cấp dưới bằng cách ủy quyền. Mặt khác, trách nhiệm của các cấp dưới đối với cấp trên của mình về việc thực hiện nhiệm vụđược giao là tuyệt đối, khi họ đã chấp nhận sự phân công và nhận quyền để thực thi nó.

Nguyên tắc về sự tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm.

Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo sự tương xứng giữa nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm.

Sơđồ : Mi quan h tương xng gia nhim v quyn hn và trách nhim.

Một phần của tài liệu Đề tài " Các vấn đề chung của quản trị " (Trang 58 - 60)