VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu Đề tài " Các vấn đề chung của quản trị " (Trang 31 - 34)

Mọi nhà quản trị , dù ở cấp nào, đều phải thực hiện 10 vai trò chính tập trung vào 3 nhóm sau đây :

1. Nhóm các vai trò quan hệ với con người 2. Nhóm các vai trò thông tin

3. Nhóm các vai trò mang tính quyết định

a. Nhóm các vai trò quan hệ với con người

Nhà quản trị đại diện cho tập thể xí nghiệp để thực hiện các nghi lễ, các cuộc tiếp xúc xã giao. Đại diện hay biểu tượng cho tập thể cũng có nghĩa là chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả hoạt động của mỗi thành viên trong tổ chức.

Vai trò người lãnh đạo

Vai trò này thể hiện ở chỗ nhà quản trị thực hiện các chức năng quản lý, giao nhiệm vụ, tổ chức quản lý, điều hành và kiểm tra công việc của nhân viên dưới quyền, nhằm hoàn thành các mục tiêu chung của tổ chức.

Vai trò liên lc, giao dch :

Vai trò liên lạc, giao dịch là vai trò tạo dựng các mối quan hệ với những người khách và mối quan hệ giữa những người khác với nhau bên trong hay bên ngoài tổ chức.

b. Nhóm các vai trò thông tin

Vai trò thu thập, tiếp nhận, xử lý, phân tích và đánh giá thông tin trong và

ngoài tổ chức liên quan đến hoạt động của xí nghiệp. Nhà quản trị thông qua việc trao đổi, tiếp xúc với mọi người, qua các văn bản, báo chí ...v.v. để nắm bắt thông tin; thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh chung quanh tổ chức để kịp thời nhận ra và tận dụng những cơ hội tốt và né tránh những mối đe doạđối với hoạt động của đơn vị

Vai trò phổ biến thông tin đến người có liên quan có thể là thuộc cấp, đồng cấp hay thượng cấp. Việc phổ biến thông tin được thể hiện dưới

nhiều dạng khác nhau như là truyền đạt các quyết định , mệnh lệnh điều hành, các bản thuyết trình, các bản thông báo, báo cáo ...

Vai trò là người thay mặt tổ chức cung cấp thông tin cho các tổ chức bên ngoài hoặc cung cấp thông tin cho các bộ phận trong cùng một tổ chức (thông tin nội bộ). Mục đích là giúp cho các đối tác nắm rõ tình hình của xí nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan hệ giao dịch trong kinh doanh , đồng thời còn giúp nhà quản trị giải thích, bảo vệ hay tranh thủ thêm sựủng hộ của bên ngoài đối với tổ chức.

c. Nhóm các vai trò quyết định

+ Vai trò doanh nhân : Nhà quản trị có vai trò như là một doanh nhân, khi nhà quản trị quyết định cải tiến các hoạt động của tổ chức như quyết định áp dụng kỹ thuật mới, công nghệ mới vào sản xuất , hoặc nâng cấp, điều chỉnh, cải tiến kỹ nghệ đang áp dụng, hoặc quyết định cách thức kinh doanh , chọn lựa khách hàng, thị trường, sản phẩm , giá cả ...v.v.

Vai trò người giải quyết các xáo trộn : Nhà quản trị phải là người kịp thời đưa ra các quyết định đối phó với những biến cố bất ngờ xảy ra, nhằm đưa tổ chức sớm trở lại sự ổn định. Các biến cố bất ngờ xảy ra như là công nhân bãi công, hỏa hoạn, đối tác trên hợp đồng bất ngờ bị phá sản, vi phạm hợp đồng v.v...

Vai trò người phân phối tài nguyên : Nhà quản trị phải thường xuyên quyết định phân phối các tài nguyên của mình cho ai, khi nào, với số lượng bao nhiêu.

Các nguồn tài ngtuyên có thể là tiền bạc, trang thiết bị, vật tư, quyền hành hay con người v.v... Vai trò này sẽ là rất khó khăn, khi nguồn tài nguyên khan hiếm và có giới hạn. Do đó, nhà quản trị cần phải xem xét thận trọng các thứ tự ưu tiên trong khi quyết định phân phối, nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên.

Vai trò là nhà thương thuyết : Nhà quản trị thay mặt tổ chức đàm phán, giao dịch, quan hệ với các đối tác bên ngoài, và quyết định ký kết các hợp đồng kinh tế có lợi cho tổ chức.

II. QUYT ĐỊNH QUN TR

Một phần của tài liệu Đề tài " Các vấn đề chung của quản trị " (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)