Vị trí địa lý nước ta xác định ở giữa các vĩ độ từ 23o22' vĩ Bắc đến 8o 30’ vĩ Bắc đã khiến cho mọi nơi đều có hai lần Mặt trời qua thiên đỉnh nhưng khoảng cách giữa hai lần Mặt trời qua thiên đỉnh giữa các vĩ tuyến khác nhau, càng đi về phía Bắc khoảng cách càng ngắn. Tình hình như trên đã dẫn đến sự khác nhau về cán cân bức xạ và chế độ nhiệt từ Bắc vào Nam.
- Những hệ quả trong vị trí nội chí tuyến là chế độ ngày ngắn và độ dài ngày đêm ít chênh lệch nhau trong năm, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật, nhất là cây trồng. Trên đất nước ta ở 20oVB có độ dài ngày đêm chênh nhau 2h47', còn ở vĩ độ 10oB chỉ chênh 1h20'. Vì vậy, khi nhập nội các cây trồng cần nhớ là nhập nội các cây có chu kỳ quang ngắn (ngày từ 10-14 giờ) hoặc những cây không phụ thuộc vào độ dài ban ngày (như dưa, đậu, bầu bí, cà chua, bắp cải).
- Vị trí nội chí tuyến khiến cho lãnh thổ nước ta nhận được một tổng lượng bức xạ rất lớn, miền Nam luôn vượt quá 130 Kcal/cm2/năm, miền Bắc khoảng 120Kcal/cm2/năm dẫn đến cán cân bức xạ cũng rất lớn và tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội trên 80 Kcal/cm2/năm, Vinh 110,5 Kcal/cm2/năm, TP Hồ Chí Minh 111,2 Kcal/cm2/năm). Nhiệt độ trung bình năm vượt quá chỉ tiêu chung của nhiệt đới, (Hà Nội: 23,4oC, Huế: 25,1oC, TP. Hồ Chí Minh là 26,9oC). Vì thế, có một mùa đông lạnh bất thường cho miền Bắc chỉ có thể cho phép tách ra từ vĩ tuyến 18oB (đèo Ngang).
Tóm lại, trên nền chung là tính chất nội chí tuyến nhưng do tác động của gió mùa đông bắc mà có thể làm cho tính nội chí tuyến vào mùa đông bị ảnh hưởng.