mùa đông bắc thống trị. Hai tháng X và IV thực chất là hai tháng chuyển tiếp, nhưng do trong thời gian này đã chịu ảnh hưởng của front cực nên đưa chúng vào mùa đông (mùa gió đông bắc). Mùa này có thể chia làm 3 thời kỳ:
- Từ tháng X - XI là mùa thu chuyển tiếp từ hạ sang đông, giữa 3 miền thời tiết rất khác nhau và cũng không ổn định. Nam Bộ còn chịu ảnh hưởng của dải hội
tụ nội chí tuyến, Bắc Bộ đã có thời tiết lạnh dưới 20oC, Trung Bộ là thời tiết mưa lớn nhất.
- Từ tháng XII - I - II năm sau là thời kỳ các khối khí cực khống chế đới gió mùa chí tuyến và gió tín phong khống chế đới gió mùa á xích đạo. Thời tiết ổn định và khác biệt giữa hai đới rõ rệt.
- Thời kỳ tháng III, IV là mùa xuân chuyển tiếp từ đông sang hạ, được đặc trưng bởi hoạt động mạnh của lưỡi áp cao Thái Bình Dương và gió đông nam trên toàn quốc bởi sự suy yếu của khối khí NPc và xuất hiện áp thấp Mianma.
3.1.4. TÍNH THẤT THƯỜNG CỦA KHÍ HẬU3.1.4.1. Tính thất thường của chế độ nhiệt 3.1.4.1. Tính thất thường của chế độ nhiệt
Tính chất này thể hiện sự dao động nhiệt độ tháng. Tất nhiên sự dao động này đáng kể ở miền Bắc, vì là nơi có gió mùa đông bắc lạnh nên biên độ nhiệt lớn. Mặt khác, nhiệt độ trung bình các tháng trong mùa đông cũng khác nhau giữa năm này với năm khác. Chẳng hạn, nhiệt độ trung bình tháng I ở Lạng Sơn là 13,7oC, nhưng năm rét nhất (1930) chỉ có 7,8oC, còn năm ấm nhất lên đến 17,9oC; ở Hà Nội tháng I có nhiệt độ trung bình 16,6oC nhưng năm 1930 xuống đến 12,3oC và lên 20,6oC trong năm 1901; Đồng Hới có các trị số tương ứng là 18,9oC, 16oC (1930) và 23,4oC (1941).
Trong mùa hạ do có sự đồng nhất về các khối khí thịnh hành đã san bằng sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng và giữa các năm. Sự biến động theo quy luật chuyển động biểu kiến của Mặt trời. Đáng chú ý là dọc đồng bằng duyên hải ven biển Trung Bộ chịu tác động của quá trình "phơn" hóa gió tây nam nên thời tiết rất nóng và khô, trong thời kỳ gió tây khô nóng hoạt động nhiệt độ cao hơn 35oC và độ ẩm thấp hơn 50%.
3.1.4.2 Tính thất thường trong chế độ mưa
Sự biến động chế độ mưa xảy ra trên toàn quốc. Tính chất thất thường trong chế độ mưa thể hiện ở sự biến động của lượng mưa hằng năm, từng mùa và hàng tháng. Trên cả nước không phải bao giờ cũng mưa nhiều hay mưa ít ở tất cả mọi nơi. Có nơi mưa nhiều, có nơi mưa ít, có khi miền Bắc mưa sút kém mà miền Trung lại úng lụt và ngược lại. Ngay trên một miền lượng mưa giữa các khu vực cũng khác
nhau. Tính thất thường nằm trong bản chất của cơ chế gió mùa và đặc thù hoàn cảnh địa lý (địa hình).
Trong cả nước miền nào cũng có khả năng chịu hạn, úng như nhau. Số năm có lượng mưa xấp xỉ giá trị trung bình rất ít. Thông thường lượng mưa thực tế hàng năm tăng hoặc giảm đến 30% so với lượng mưa trung bình. Năm mưa nhiều, năm mưa ít khó dự báo được. Đối với từng mùa, mùa mưa hay mùa khô, tính thất thường đều rất quan trọng vì đều có ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống. Mùa mưa thừa nước gây úng lụt, mùa khô thiếu nước gây hạn hán. Do đó ở Việt nam chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến hệ thống thủy lợi và bảo vệ tài nguyên rừng.
Nguyên nhân từ đâu mà chế độ mưa Việt Nam thất thường như vậy? Mưa ở nước ta cũng như nhiều nơi trên thế giới đều do nhiễu động trong không khí, do front hội tụ, do bão, do địa hình gây ra.
Đối với mùa mưa thì hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến và của bão là hai nhân tố gây mưa cơ bản, nếu hoạt động mạnh sẽ mưa nhiều gây lũ lụt, nếu hoạt động yếu sẽ mưa ít thậm chí gây hạn hán. Riêng miền Trung do đặc điểm địa hình nên mùa mưa dịch về thu - đông và tháng mưa nhiều nhất là tháng X, XI, các tháng V, VI, VII thường có gió tây khô nóng nên gây hạn hán.
3.2. THỦY VĂN
3.2.1. ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI
Mạng lưới sông ngòi có sự khác nhau tùy khu vực tự nhiên tương ứng với phân hóa không gian khí hậu và cấu trúc địa chất - địa hình.
3.2.1.1. Đặc điểm chung của mạng lưới sông ngòi