Phân bố trên độ cao 2.400 - 2.600m. Ở đây phát triển chủ yếu là Đỗ quyên, Chè, Hoa Hồng, Chua nem, Trúc lùn.
4.3. GIỚI ĐỘNG VẬT
4.3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT
Cũng như giới thực vật, giới động vật ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng và trải quá trình một lịch sử phát triển lâu dài.
- Không kể các loài đặc hữu, nước ta có cả những động vật phương Bắc (khu hệ Hymalaya - Hoa Nam), cả động vật phương Nam (khu hệ Malaixia - Inđônêxia) và cả những động vật cùng giống với động vật Ấn Độ và Châu Phi. Những luồng di cư này đều đến Việt nam cũng hoàn toàn từ kỷ Đệ Tam. Vì thế
trong giới động vật Việt Nam ngoài động vật nhiệt đới có cả á nhiệt đới và ôn đới. Hàng năm trên bầu trời Việt Nam vẫn có những loài chim di cư từ phương Bắc đến như Sếu, Ngỗng trời, Vịt trời, Én, Cò.
- Tính chất nhiệt đới biểu hiện ở số lượng loài rất nhiều. Có 10 loài đặc trưng cho động vật nhiệt đới phương Ðông: 1. Cheo, 2. Đồi, 3. Chồn bay, 4. Cầy mực, 5. Cu ly, 6. Vượn, 7. Tê tê, 8. Voi, 9. Heo vòi, 10. Tê giác.
- Trong các loài động vật có nhiều loài cổ và xưa, qu› và hiếm. Ví dụ, các loài động vật có vú như Đồi, Cu ly có từ kỷ Đệ Tam, Bò tót cao lớn vào loại nhất thế giới, Hươu xạ trên các núi đá vôi ở miền Bắc; có các loài Voọc đặc hữu: Voọc Đầu trắng, Voọc Mũi hếch; có các loài chim đẹp với bộ lông sặc sỡ như Phượng hoàng đất, chim Thiên Đường, Gà sao, Gà lôi, Trĩ cổ khoang, Trĩ sao...
- Điều đáng tiếc là do săn bắn bừa bãi nên đến nay nhiều loài quý hiếm hầu như bị tiêu diệt chỉ còn tồn tại những nơi hẻo lánh như Heo vòi, Tê giác, Bò rừng (Bò minh), Trĩ đỏ.
4.3.2. PHÂN BỐ ĐỘNG VẬT
Sự phân bố có quan hệ với môi trường sinh thái:
- Trong đai rừng nội chí tuyến chân núi. Là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh quanh năm nên có đặc điểm là cây cối rậm rạp, dây leo chằng chịt. Vì vậy gặp nhiều loài động vật sống thích nghi với leo trèo như Khỉ, Voọc (gọi là vẹc), Vượn, Mèo rừng, Cu ly; loài gặm nhấm leo trèo giỏi như Sóc, rất nhiều dơi. Nhiều loài chim có màu sắc đẹp, đặc biệt là chim Thiên Đường, chim Vàng anh, các loài Vẹt, Công, Gà lôi, Trĩ, chim Cu, gà rừng.
Sống dưới đất còn gặp nhiều côn trùng, sâu bọ, chuột, nhím, trăn, rắn, kỳ đà, rùa đất... Ven bìa rừng có thú dữ như beo, cáo, hổ, báo.
- Ở kiểu thực vật rừng thưa và xavan do có nhiều cỏ nên có nhiều loài thú lớn ăn thịt và ăn cỏ:
+ Các thú lớn có Tê giác, Voi với độ tập trung nhiều nhất là ở Tây Nguyên có khi gặp từng đàn 20-30 con.
+ Các loài chạy nhanh như Hươu, Nai, Hoẵng, Bò rừng, Lợn rừng.
+ Các loài gặm nhấm như Sóc, Nhím, chuột
- Trên các đai rừng á nhiệt đới và ôn đới có giới động vật nghèo. Tuy nhiên vẫn gặp các loài ở đai chân núi như Hươu, Nai, Hổ, Báo; gặp các loài có bộ lông rậm như Sóc đen, Cáo, Cầy chiết, Gấu chó...