Ảnh hưởng của môi trường sinh thái đến tính phong phú và đa dạng

Một phần của tài liệu Địa lý tự nhiên Việt Nam (Phần 1) (Trang 65)

Môi trường là cái nền tảng trên đó các loài cây tồn tại và phát triển.

- Những nhân tố phân tán thực vật lớn lao nhất là tác động của gió mùa. Các luồng Hoa Nam dễ dàng di cư theo gió mùa đông bắc, còn các luồng Ấn Độ - Mianma, Malaixia - Inđônêxia lại di cư theo gió mùa tây nam và đông nam.

- Điều kiện nhiệt ẩm phong phú đã tạo cho Việt Nam có nhiều loài thực vật phát triển. Tính chất nội chí tuyến ẩm đã hình thành các kiểu thảm rừng chí tuyến và thảm rừng á xích đạo. Các loài cây họ Dầu là nền tảng cho rừng nội chí tuyến ở phía Nam vĩ tuyến l8-16oB, còn các loài cây họ Đậu là nền tảng cho rừng nội chí tuyến phía Bắc các vĩ tuyến trên. Chính vì vậy, loài Lim chỉ phân bố rải rác chỉ xuống đến vĩ tuyến 16oB và loài Huỷnh (Tarrietia Cochinchinensis) phân bố rải rác chỉ lên đến vĩ tuyến 18oB.

- Trong rừng có nhiều loài cây bạnh vè lớn để chúng đỡ cho thân cây khỏi bị đổ khi bộ rễ ăn nông vì đủ và thừa ẩm.

- Trong rừng có nhiều cây ký sinh họ Tầm gửi, nhiều loài thuộc họ Cọ dừa (Cau, Cọ, Dừa), có loài thân leo (Mây, Song), Tre, Nứa; nhiều cây thuộc họ Dương xỉ, Chuối rừng, Môn, Ráy.

- Trong đai rừng nội chí tuyến chân núi ở phía Bắc vĩ tuyến 18oB, ngoài các loài nhiệt đới còn có nhiều loài cây á nhiệt đới và ôn đới mọc xen kẽ do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh vào mùa đông.

- Với quy luật đai cao đã làm cho các đai cao trên 600m phát triển thêm nhiều loài cây á nhiệt đới, đó là các loài cây họ Chè, họ Mộc Lan, họ Hoa hồng, Thông trên núi ba lá (Pinus Khasya). Từ 1600m trở lên gồm các loài á nhiệt đới, ôn đới như Đỗ quyên, Thông năm lá (Pinus Dalatensis), Pơmu, Dusam...

Một phần của tài liệu Địa lý tự nhiên Việt Nam (Phần 1) (Trang 65)