Vùng đồi núi Trải qua lịch sử phát triển lãnh thổ lâu dài và phức tạp nên

Một phần của tài liệu Địa lý tự nhiên Việt Nam (Phần 1) (Trang 54 - 55)

sự hình thành và phân bố nước ngầm cũng rất phức tạp, có quan hệ rất chặt chẽ với nền địa chất địa phương

- Nền địa chất có lượng nước ngầm phong phú là đá bazan Đệ tam - Đệ tứ. Nguồn nước ngầm ở tại vùng đá bazan nằm sâu khoảng từ 10-150m. Lưu lượng giếng đào có thể đạt từ hàng trăm đến hàng ngàn lít/1 phút, nước rất tốt.

- Vùng núi đá vôi: Do có nhiều khe nứt, vì thế nước ngầm nằm khá sâu, thường sâu trên 100m, có túi nước nằm sâu đến 1.000m vì thế khó khai thác.

- Vùng đá biến chất nguyên sinh: Có vỏ phong hóa dày và chứa tương đối nhiều nước, đủ cung cấp cho sinh hoạt.

- Nền địa chất đá phiến sét: ít nước nên dễ bị khô cạn trong mùa khô.

- Suối khoáng và suối nước nóng có hàm lượng khoáng trên 1g/lít và khi nước khoáng có nhiệt độ trên 300C thì gọi là nước khoáng nóng, được phân bố tại các vùng có nhiều đứt gãy kiến tạo, có hoạt động macma. Nhiệt độ của nước có thể tới gần 100oC như suối Bang (Quảng Bình) 100-105oC, suối Cổ Bi ở Tây Bắc Huế có nhiệt độ 71oC, suối Thăng Hải ở cực Nam Trung Bộ có nhiệt độ 76oC, suối Nhân Già ở Tuyên Quang có nhiệt độ 60oC, suối Kênh Gà ở Ninh Bình có nhiệt độ 52oC. Xét về thành phần hóa học thì đa số là nước khoáng bicacbonat, tiếp đến là nước

khoáng clorua và sau cùng là sunfat. Do đó có tác dụng trong khai thác, chế biến giải khát, chữa bệnh.

3.2.4. ĐẶC ĐIỂM HẢI VĂN

Một phần của tài liệu Địa lý tự nhiên Việt Nam (Phần 1) (Trang 54 - 55)