Chế độ thủy triều

Một phần của tài liệu Địa lý tự nhiên Việt Nam (Phần 1) (Trang 56 - 57)

Thủy triều là yếu tố quan trọng nhất về mặt thủy động lực của biển, đồng thời cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến các điều kiện tự nhiên của vùng biển và châu thổ.

Mực nước thủy triều ở bờ biển Việt Nam khá cao, vì thế các vùng châu thổ nước sông và đất trồng dễ bị nhiễm mặn. Mực nước và chế độ thủy triều được biểu đạt qua bảng

Đoạn bờ biển Độ cao thủy triều

(m) Chế độ thủy triều

Từ Móng Cái - Thanh Hóa Nghệ An - Quảng Bình Quảng Trị - Đà Nẵng Quảng Nam - Mũi Kiêm ( Bà Riạ -Vũng Tàu) Từ Kiêm - Cà Mau Từ Cà Mau - Hà Tiên 3,3 - 3,9 1,6 - 2,1 1,2 - 1,6 1,9 - 2,1 3,5 - 4,2 1,2 - 1,4 Nhật triều điển hình Nhật triều không đều Bán nhật triều không đều Nhật triều không đều (nhưng bán nhật triều có mạnh hơn) Bán nhật triều không đều Nhật triều không đều (càng về phía tây càng nhật triều mạnh)

d. Dòng biển

Biển Đông là một biển kín vì được ngăn cách với Thái Bình Dương bởi quần đảo Philippin, vì thế không chịu ảnh hưởng của các dòng biển đại dương mà chỉ có những dòng biển địa phương do địa hình vùng biển và gió mùa quyết định.

Gió mùa đông bắc đập thẳng góc vào vùng bờ biển Trung Bộ tạo ra dòng biển đông bắc - tây nam. Dòng biển mạnh và ổn định từ tháng X-II năm sau nghĩa là vào thu - đông.

Trong mùa xuân - hè gió ở biển Đông là gió đông nam và tây nam gây nên dòng biển tây nam - đông bắc đẩy lùi dòng biển đông bắc - tây nam chìm sâu xuống.

Nhìn chung tốc độ trung bình các dòng biển là 0,3 m/s, trong mùa gió đông bắc tốc độ có lúc đạt 0,7 m/s. Các dòng biển này chủ yếu ảnh hưởng đến phân bố sinh vật.

Một phần của tài liệu Địa lý tự nhiên Việt Nam (Phần 1) (Trang 56 - 57)