Nhóm đá mẹ bồi tụ bao gồm phù sa cũ, phù sa mớ

Một phần của tài liệu Địa lý tự nhiên Việt Nam (Phần 1) (Trang 58 - 60)

Có nguồn gốc do sông suối, và tác động bồi của biển. Ở những nơi địa hình tương đối thoát nước, chẳng hạn như thềm phù sa cổ và thềm biển quá trình feralit diễn ra nên có đất feralit nâu trên phù sa cổ. Trái lại, những nơi có địa hình thấp thì quá trình phong hóa đang ở giai đoạn sialit (tích tụ silic và nhôm) vì đất còn trẻ.

4.1.1.2. Vai trò của địa hình đối với thành tạo đất

Sự ảnh hưởng của địa hình thông qua tác động phân phối lại của các yếu tố nhiệt ẩm và các nguyên tố địa hóa theo các yếu tố địa hình và độ cao trên mực biển.

- Ảnh hưởng các yếu tố địa hình:

+ Vùng đồi núi do độ dốc lớn nên đất thường có tầng dày mỏng.

+ Nơi ở xa mực nước ngầm ít bị kết vón và không có tầng đá ong.

+ Các thành phần hạt mịn, các cation bazơ thường dễ bị rửa trôi theo sườn và tích lũy tăng dần từ tầng mặt xuống các tầng sau.

+ Những nơi thấp, trũng vật chất tích lũy, do ở gần nước ngầm nên dễ bị glây, kết von.

+ Những nơi bằng phẳng, vật chất di chuyển theo chiều thẳng đứng nên phân hóa từ tầng mặt xuống các tầng sâu.

Phân hóa đất theo độ cao địa hình được biểu hiện:

+ Quá trình feralit hóa càng lên cao càng giảm, quá trình mùn hóa càng lên cao càng tăng.

+ Từ thấp lên cao phân hóa theo các loại đất: đất feralit, đất feralit núi có mùn và đất mùn alit.

4.1.1.3. Vai trò của khí hậu trong hình thành đất

Điều kiện khí hậu quyết định đến chiều hướng phát triển lớp vỏ phong hóa và đất.

- Điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta quyết định xác lập đất Việt Nam trên một cái nền chung là lớp đất nội chí tuyến ẩm - lớp đất feralit mang tính địa đới.

- Do điều kiện khí hậu thay đổi theo độ cao kèm theo sự thay đổi quá trình hình thành đất: Đó là càng lên cao quá trình feralit hóa ngả sang quá trình mùn hóa.

4.1.1.4. Ảnh hưởng của thủy văn đến hình thành đất

Thủy văn ở đây được xác lập ở dòng chảy mật và ngầm có ảnh hưởng đến hình thành đất.

- Dòng chảy mặt cho quá trình bồi tụ bồi tụ tạo nên đất phù sa.

- Nước ngầm ảnh hưởng đến độ ẩm của đất và hình thành đất feralit, đất đầm lầy, đất glây.

4.1.1.5. Vai trò của thảm thực vật trong thành tạo đất

Tác dụng của thực vật chủ yếu là thảm rừng đối với đất thông qua tuần hoàn sinh vật, tác dụng chống xói mòn và giữ độ ẩm cho đất. Vì thế, đất feralit điển hình phải là đất hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới ẩm hoặc rừng xích đạo. Mỗi sự thay đổi của kiểu thảm thực bì dù do nguyên nhân khí hậu địa phương hay do nhân tác cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong đặc tính của đất. Vì thế, việc nghiên cứu đất đúng đắn phải là nghiên cứu trong mối quan hệ đất - thực bì.

Ở nước ta có nhiều kiểu thảm rừng, nhưng nhìn chung đất hình thành dưới kiểu rừng rậm phì nhiêu hơn cả. Đất dưới rừng rậm có cấu trúc tốt, nhiều sét, nhiều bazơ như Ca2+, Mg2+, K+, Na+ nhiều mùn, đủ ẩm. Không những mỗi kiểu thảm ảnh hưởng đến đặc tính đất, mà mỗi loài thực vật cũng ảnh hưởng đến độ tốt xấu của đất. Chính vì thế, muốn bảo vệ đất, cải tạo đất thì biện pháp chủ yếu là biện pháp sinh học, phải chọn kiểu rừng và loài cây thích hợp với từng loại đất.

4.1.1.6. Ảnh hưởng của con người đến hình thành và phát triển đất

Như chúng ta đã biết, lịch sử khai khẩn đất đai của dân tộc ta có khoảng 4.000 năm. Do đó, vai trò của con người đối với đất vô cùng to lớn, thể hiện rất rõ trong tập quán trồng cây lúa nước ở đồng bằng đã tạo nên một loại đất lúa nước rất đặc biệt, và tập quán đốt rừng làm nương rẫy trên miền đồi núi mà hậu quả để lại là những vùng đồi núi trọc gặp ở khắp nơi. Ta thấy có những tác động tích cực và những tác động tiêu cực.

- Tác động tích cực là mở mang và cải tạo đất trồng như việc lấn biển, thau chua rửa mặn, bón phân, tưới tiêu hợp lý, chọn giống cây trồng thích hợp cho từng loại đất.

- Tác động tiêu cực cũng không ít như việc độc canh quá mức làm nghèo kiệt đất, việc sử dụng đất không hợp lý, việc phá rừng bừa bãi đã làm tăng cường độ xói mòn, rửa trôi đất dẫn đến sự thoái hóa đất nghiêm trọng

4.1.2. CÁC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CÁC LOẠI ĐẤT4.1.2.1. Quá trình feralit và các loại đất feralit 4.1.2.1. Quá trình feralit và các loại đất feralit

Một phần của tài liệu Địa lý tự nhiên Việt Nam (Phần 1) (Trang 58 - 60)