trường tiền tệ thế giới, và hiện thực điều chỉnh cơ cấu kinh tế, không gian phát triển của nghiệp vụ NHTM rộng hơn nhiều so với nghiệp vụ của NHTM truyền thống. Bởi vậy, ngân hàng Trung Quốc cần phải khai thác tốt nghiệp vụ ngân hàng đầu tư.
NHTM không chỉ có thể làm nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư quốc tế ở nước ngoài mà còn có thể dựa vào thị trường trong nước khai thác nghiệp vụ ngân hàng đầu tư có tính quốc tế ở trong nước. Điều 43 Luật ngân hàng thương mại Trung Quốc quy định, NHTM không thể làm đầu tư uỷ thác và nghiệp vụ cổ phiếu ở trong nước, nhưng điều này không có nghĩa là NHTM chỉ có thể làm nghiệp vụ cho vay truyền thống ở trong nước mà không thể làm nghiệp vụ chứng khoán nào (trừ trái phiếu nhà nước). Trên thực tế, Luật ngân hàng Trung Quốc chỉ quy định ngân hàng không thể tiến hành đầu tư uỷ thác và mua bán cổ phiếu, và cũng không quy định ngân hàng không thể kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, phạm vi của nghiệp vụ ngân hàng đầu tư rộng hơn nhiều so với phạm vi của nghiệp vụ uỷ thác và cổ phiếu. Bởi vậy, ngân hàng có thể làm nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư, trừ nghiệp vụ của hai loại trên (đầu tư uỷ thác và mua bán cổ phiếu).
1.2.7.2. Chiến lược quốc tế hoá nghiệp vụ
Cạnh tranh quốc tế là cạnh tranh của sức hấp dẫn đối với khách hàng. Loại cạnh tranh này đòi hỏi ngân hàng cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đa dạng và toàn diện. Đa dạng hoá nghiệp vụ có thể nâng cao năng lực chống rủi ro của ngân hàng, làm giảm rủi ro đầu tư. Tuy nhiên, ưu thế cạnh tranh của quốc tế hoá ngân hàng lại có thể là ưu thế chuyên nghiệp hoá. Trong kinh doanh quốc tế hoá ngân hàng, các phương diện có ưu thế so sánh nhưng nguồn vốn
của ngân hàng lại có hạn, phân tán nguồn vốn quá mức luôn luôn là được ít mất nhiều, lợi bất cập hại. Bởi vậy, ngân hàng phải căn cứ vào tình hình thực tế của mình mà lựa chọn kinh doanh đa dạng hoá hay kinh doanh chuyên nghiệp.
Về phương diện này, Trung Quốc đã học tập kinh nghiệm của quốc tế. Ví dụ, năm 1998, ngân hàng Thuỵ Sĩ và ngân hàng liên hợp Thuỵ Sĩ kết hợp với nhau thành ngân hàng lớn nhất thế giới - ngân hàng Thuỵ Sĩ. Năm 1999, ngân hàng Thuỵ Sĩ tiến hành điều chỉnh nghiệp vụ, kinh doanh nghiệp vụ tiền tệ thương mại, trừ bất động sản, chuyên môn làm nghiệp vụ ngân hàng đầu tư.
Trên thực tế, hiện nay chính phủ Trung Quốc đã cho phép hai ngân hàng lớn là Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc được cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và dịch vụ chứng khoán.17 Đặc biệt là, Ngân hàng Công thương Trung Quốc- ngân hàng lớn nhất ở Trung Quốc cũng đã công bố ý định niêm yết trên thị trường chứng khoán trong vòng 5 năm tới, trong khi ngân hàng lớn thứ 6 ở Trung Quốc- China Merchants Bank, đã phát hành số cổ phiếu trị giá 10,95 tỷ NDT (tương đương 1,32 tỷ USD) trên thị trường chứng khoán nội địa và trở thành ngân hàng thứ 4 của nước này tham gia thị trường chứng khoán.18 Cuối tháng 4-2002, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đưa ra quy định cho phép các NHTM được tiến hành kinh doanh các “công cụ tài chính phái sinh” bao gồm các giao dịch kỳ hạn về lãi suất và ngoại tệ, giao dịch kỳ hạn về tài chính, giao dịch hoán đổi (swap) đối với lãi suất và tiền tệ, giao dịch lựa chọn đối với các chỉ số chứng khoán, ngoại tệ, lãi suất và trái phiếu.19