Về cơ cấu lại hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC (Trang 47 - 50)

III. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ cải cách hệ thống NHTM TQ

4.Về cơ cấu lại hoạt động của ngân hàng

Các NHTM Trung Quốc đã đẩy mạnh các chiến lược kinh doanh đa năng, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, phát triển các nghiệp vụ truyền thống bên cạnh đó là đẩy mạnh phát triển các nghiệp vụ mới nhằm mang lại nhiều lợi nhuận, tăng cường khả năng cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng như nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, các nghiệp vụ trung gian…

Bên cạnh đó, từ năm 90 trở lại đây, cùng với việc chuyển đổi ngành ngân hàng Trung Quốc và sự phát triển sâu sắc của mở cửa đối ngoại, ngành ngân hàng Trung Quốc bắt đầu có ý thức tham gia vào cạnh tranh quốc tế. Các NHTM Trung Quốc đã phát triển các chiến lược mở rộng khu vực để giành được ưu thế quy mô và ưu thế phạm vi, giành được hiệu quả quy mô kinh tế và hiệu quả lợi ích kinh tế, đặc biệt là đối với bốn NHTM QD có quy mô tài sản và thực lực vốn lớn mạnh. Trong chiến lược mở rộng khu vực, các NHTM Trung Quốc chú trọng:

- Ưu tiên các trung tâm tiền tệ quốc tế. Thành lập các chi nhánh ngân hàng ở các trung tâm tiền tệ nổi tiếng trên thế giới như Luân Đôn, New York, Tokyo, Hồng Kông, Xingapo, Frăng-phuốc, Berlin, Barhama v.v..., thuận lợi cho sự trao đổi nghiệp vụ với các cơ quan tiền tệ của các nước và khu vực khác, mở rộng phạm vi phát triển nghiệp vụ; ngoài ra còn có thể thu được nhiều thông tin hơn về phương diện quản lý và nghiệp vụ tiền tệ quốc tế.

- Ưu tiên các nước hoặc khu vực có lượng nghiệp vụ lớn. Ví dụ, Mỹ là một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Trung Quốc, hơn nữa, tiền vốn bằng ngoại tệ của Trung Quốc chủ yếu là bằng đồng đôla Mỹ. Do đó, việc thành lập chi nhánh tại Mỹ là một sự lựa chọn sáng suốt đối với việc quản lý thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và tiền vốn ngoại tệ của Trung Quốc. Mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Hồng Kông và nội địa rất rộng lớn, hơn nữa, việc buôn bán giữa Trung Quốc với Mỹ cũng như các nước khác đều

phải thông qua Hồng Kông. Do đó, việc thiết lập chi nhánh ngân hàng ở Hồng Kông càng quan trọng hơn ở các nơi khác.

- Ưu tiên khu vực Hoa Kiều tập trung sinh sống. New York, San Francisco của Mỹ, Vancouver, Toronto của Cananda đều là những nơi tập trung sinh sống của Hoa kiều, thành lập các chi nhánh ngân hàng ở những khu vực này sẽ dễ dàng hơn cho việc mở cửa thị trường.

Nói tóm lại, căn cứ vào yêu cầu phát triển ưu thế khu vực và tình hình thực tế của Trung Quốc, Bắc Mỹ, các nước và khu vực có nền kinh tế thị trường mới phục hồi ở châu Á - Thái Bình Dương, khu vực Tây Âu, các nước Mỹ la tinh v.v... đều có thể trở thành trọng điểm phát triển quốc tế hoá ngân hàng Trung Quốc. Nhưng đối với hầu hết các nước Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG đang ở trong quá trình chuyển đôi cũng như các nước có nền chính trị không ổn định như phần lớn khu vực Trung Đông, cho dù chế độ quản lý tiền tệ không nghiêm ngặt nhưng rủi ro về chính trị lại quá lớn, tiến vào thị trường các nước này cần hết sức thận trọng.

Ngoài ra, một kinh nghiệm quý báu của Trung Quốc trong việc thực hiện tự do hoá lãi suất ngân hàng, đặc biệt là trong việc tăng nguồn vốn trung và dài hạn trong tổng số vốn huy động của hệ thống ngân hàng nhằm tăng sự chủ động của các ngân hàng trong việc sử dụng vốn. Lãi suất huy động của các nguồn lực tài chính ngắn hạn thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động các nguồn lực tài chính dài hạn, lãi suất không kỳ hạn sau khi trừ đi lạm phát và thuế tiền gửi hầu như bằng 0 (xem bảng dưới)

Bảng 4: Diễn biến lãi suất tiền gửi của Trung Quốc giai đoạn 1996-2002

1/5/96 23/8/96 23/10/97 25/3/98 1/7/98 7/12/98 1/6/99 21/2/02

hạn

1 năm 9,18 7,47 5,67 5,22 4,77 3,78 2,25 1,98

5 năm 12,06 9,00 6,66 6,66 5,22 4,50 2,88 2,79

Lạm phát 9,32 9,32 2,8 -2,6 -2,6 -2,6 -2,9 0,7

Nguồn: Tạp chí tiền tệ Trung Quốc số 4/200223

Số liệu trên cho thấy, thông qua chính sách lãi suất tiền gửi, Trung Quốc đang khuyến khích người dân gửi tiền dài hạn. Kết quả là trong 3 năm lại đây, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của người dân so với tổng tiền gửi tiết kiệm của dân mà Trung Quốc huy động là khoảng 30%.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho tiến trình hội nhập của hệ thống ngân hàng, Trung quốc đã tiến hành tự do hoá lãi suất tiền gửi ngoại tệ, từng bước điều chỉnh lãi suất theo sự biến động lãi suất thế giới. Điều này sẽ đặt các ngân hàng trong nước ngang hàng với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc. Trước đây, các ngân hàng Trung Quốc buộc phải trả lãi suất tiền gửi ngoại tệ theo mức do Chính phủ định ra, trong khi các ngân hàng nước ngoài lại ấn định lãi suất theo giá thị trường quốc tế. Do vậy, việc cho phép tự do hoá lãi suất tiền gửi ngoại tệ sẽ giúp các ngân hàng trong nước tăng sức cạnh tranh so với các ngân hàng nước ngoài.

Tóm lại, trong xu hướng tự do và mở cửa, Trung Quốc đang nỗ lực cải cách, hiện đại hoá công nghệ, tăng cường mở rộng, hợp tác để nhanh chóng đưa hệ thống ngân hàng thương mại nhanh chóng phát triển và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC (Trang 47 - 50)