II. HIỆN TRẠNG CỦA CÁC NHTM VN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
50 Tạp chí Thông tin Ti chính Sà ố 15 tháng 8/
2.6. Hệ thống kế toán chưa phù hợp với thông lệ quốc tế
Là kế toán ở một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch
phức tạp khác do môi trường vĩ mô chưa ổn định vững chắc, nền hành chính quốc gia chưa hoàn thiện, hạ tầng kỹ thuật còn lạc hậu và phải cơ cấu lại hoạt động của các NHTM QD. Mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị ở đây thường bị đan xen phức tạp và sự vận động mau lẹ của tiền dễ tạo nên ảo giác cho hạch toán, cho kiểm tra nên tiềm ẩn ở NHTM không ít rủi ro hoạt động. Chẳng hạn nghiệp vụ mua bán cầm cố giấy tờ có giá bề ngoài tưởng như có thể thực hiện ngắn hoặc dàn hạn tuỳ ý ở người mua, người bán, nhưng thực ra thời hạn đó lại chịu sự chi phối khách quan của chính thời gian còn lại cho đến ngày thanh toán bởi bên phát hành giấy tờ có giá đó. Dịch vụ thanh toán, kinh doanh tín dụng đều đòi hỏi kế toán quản trị của NHTM phải hạch toán yếu tố thời gian vận động của chúng một cách chính xác, khách quan. Do vậy, việc quy định “đối với những khoản chuyển tiền qua thanh toán bù trừ điện tử để chuyển đi các ngân hàng khác địa bàn tỉnh, thành phố thì các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử phải gửi các lệnh thanh toán tới ngân hàng chủ trì trước thời điểm khống chế nhận lệnh thanh toán áp dụng trong chuyển tiền điện tử của NHNN. Các lệnh thanh toán đến sau thời điểm này sẽ không được chấp nhận để xử lý bù trừ trong ngày” tỏ ra mâu thuẫn với những yêu cầu trên. Các lệnh thanh toán là đối tượng bù trừ theo địa bàn tỉnh, thành phố không thể đồng thời là lệnh thanh toán chuyển đi ngân hàng khác địa bàn tỉnh thành phố được; còn việc xử lý số chênh lệch bù trừ (nếu có) trong trường hợp đơn vị tham gia thanh toán không có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ thì lại nằm ngoài quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng hiện hành. Bên cạnh đó, hoạt động ngân quỹ của các NHTM với quy mô lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp còn lại của nền kinh tế nên kế toán của các đơn vị này cũng thường xuyên tiềm tàng những mối nguy hiểm do hoạt động phá hoại của ngân tặc. Khái niệm “tiền và tương đương tiền” ở các đơn vị này không chỉ xét đoán theo tiêu chí thời gian chuyển hóa thành tiền mặt mà
còn cả nội dung vật chất của chúng và nằm ngay trong cả tiền mặt (đủ hay không đủ tiêu chuẩn lưu thông, giả hay nghi giả, hay bị phá hoại…) Đó là chưa kể đến đặc điểm kế toán của các NHTM khi phản ánh dịch vụ ngân hàng còn là sự phái sinh của hạch toán kinh tế quốc dân nên việc áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam ở đây là sự đảm bảo cho tính thống nhất, hiệu quả toàn cục. Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay mức độ công khai các thông tin kinh tế- xã hội còn thấp so với các nước trong khu vực Châu Á nên việc đẩy mạnh cho vay theo cơ chế thị trường càng làm tăng thêm khả năng rủi ro, đồng thời điều đó cũng cản trở việc áp dụng các chuẩn mực chung.