Tạp chí Thị trường Ti chính t ià ền tệ 15/4/2003 46 Tạp chí T i chính Tháng 6/2003à

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC (Trang 65 - 67)

II. HIỆN TRẠNG CỦA CÁC NHTM VN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

45Tạp chí Thị trường Ti chính t ià ền tệ 15/4/2003 46 Tạp chí T i chính Tháng 6/2003à

khả năng trả nợ. Khi các ngân hàng xử lý, chỉ thực hiện bằng biện pháp xiết nợ (nếu có tài sản) hoặc khởi kiện và như vậy lại rơi vào trường hợp trên, việc chuyển hoá thành tiền để thu nợ gặp khó khăn.

Có thể nói cơ sở pháp lý cho việc xử lý nợ xấu hiện nay còn chưa đồng bộ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tiến độ xử lý nợ xấu chậm chạp. Nợ xấu làm cho một bộ phận tài sản Có bị đông cứng trong tài sản thế chấp không sinh lời sẽ làm cho vốn không luân chuyển được, ngân hàng bị ảnh hưởng kết quả kinh doanh, thậm chí còn thua lỗ, huy động vốn và cho vay, đầu tư bị thu hẹp…Khi nợ quá hạn lớn, tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh không được xử lý sẽ phát sinh những nguy cơ trực tiếp làm khủng hoảng hệ thống tài chính ngân hàng. Do đó, xử lý nợ quá hạn trở thành mục tiêu sống còn của ngành ngân hàng cần được ưu tiên.

2.4. Những bất ổn trong cơ cấu tiền tệ trước biến động về lãi suất và tỷ giá

Với chức năng căn bản là thực hiện kinh doanh tiền tệ, các NHTM phải lựa chọn cơ cấu tối ưu các loại tiền tệ (chủ yếu là VND và USD) trong danh mục tài sản và nguồn vốn để đảm bảo mục tiêu hiệu quả và an toàn trong hoạt động của mình. Hiệu quả và an toàn hoạt động trong kinh doanh tiền tệ phải được biểu hiện cụ thể bằng sự đảm bảo cân đối thanh khoản trong hoạt động trung gian tài chính và mức doanh thu mang lại phải đủ để bù đắp tất cả các chi phí, rủi ro tiềm tàng và đạt được thu nhập ròng trong dài hạn. Tỷ giá hối đoái và lãi suất (hai yếu tố thể hiện giá cả tuyệt đối và tương đối của cả vốn nội tệ và ngoại tệ) có ảnh hưởng quan trọng đến khối lượng cung cầu của đầu ra cũng như đầu vào trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, do đó tác động không nhỏ đến cơ cấu ngoại tệ- nội tệ của tài sản và nguồn vốn. Song ngược lại, sự thay đổi cơ cấu tiền tệ trong tài sản và nguồn vốn của NHTM với một mức độ cứng nhắc nhất định (do phụ thuộc vào các mức kỳ hạn của chúng) cũng khiến các

NHTM phải điều chỉnh việc định giá trong các hoạt động kinh doanh của mình, do đó cũng tác động trở lại lên tỷ giá hối đoái và lãi suất. Một thực trạng kéo dài ở Việt Nam là tình trạng Đôla hoá đáng kể với tỷ trọng khoảng 30-40% tổng lượng tiền gửi tại hệ thống ngân hàng bằng USD và nhiều tỷ USD tiền mặt do công chúng nắm giữ. Đã từ nhiều năm nay, hệ thống NHTM Việt Nam thường có một cơ cấu ngoại tệ chiếm khoảng 25-35% tổng nguồn vốn huy động (cao nhất là Ngân hàng Ngoại thương kể từ năm 2000 chiếm đến 42-44%), trong khi cơ cấu USD trong tổng sử dụng nguồn vốn tại thị trường trong nước chỉ khoảng 15-20%. Hơn nữa là nguồn vốn ngoại tệ tuy tại hệ thống NHTM khá dồi dào nhưng chủ yếu là nguồn ngắn hạn (chiếm trên 70%) và chỉ tập trung ở một số ngân hàng lớn có bề dày về kinh nghiệm kinh doanh tiền tệ đối ngoại47. Kể từ giữa năm 2001, một vấn đề nổi lên trong hoạt động của hệ thống NHTM là hiện tượng thiếu thanh khoản VND và ngược lại khá dồi dào thanh khoản USD trong khi lãi suất và tỷ giá cũng có những biến động dồn dập.

Bảng 6: Diễn biến tỷ giá, tương quan lãi suất và cơ cấu tiền tệ của một số NHTM VN

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC (Trang 65 - 67)