II. HIỆN TRẠNG CỦA CÁC NHTM VN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
34 Tạp chí Thị trường Ti chính t ià ền tệ 15/4/
tài chính Quốc tế (IFC) thuộc nhóm Ngân hàng Thế Giới (WB) đã đầu tư 3 triệu USD35 vào NHTM CP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) đã giúp Sacombank một mặt tăng quy mô tầm vóc, một mặt tăng cường năng lực quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế, từng bước tạo uy tín và lòng tin của Sacombank với cộng đồng tài chính quốc tế trên bước đường hội nhập. Ngoài ra, có thể kể đến Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) nhận định cơ hội và thách thức, đã sử dụng sơ đồ ma trận Swot36 từ việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng mà từ đó xây dựng các chiến lược phát triển. Về hiện đại hoá công nghệ ngân hàng trong quá trình hội nhập, một thành tựu đáng kể mà các NHTM đạt được, đó là tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán sau nhiều năm liền duy trì ở mức 60- 65%/năm, năm 2003, tỷ lệ này đã có bước nhảy vọt lên tới 86%, tăng 21% so với năm 2002. Việc tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt có thể coi là tín hiệu đáng mừng và là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế. Hiện nay, tại nhiều nước phát triển, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt thường chiếm mức 95% trong tổng phương tiện thanh toán nhưng đối với Việt Nam, việc giảm tỷ lệ thanh toán dùng tiền mặt xuống chỉ còn 14% cũng là dấu hiệu đáng khích lệ. Theo thống kê của NHNN, trong các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, uỷ nhiệm chi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm trên 70% tổng khối lượng thanh toán), đây là loại hình phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng. Các phương tiện thanh toán khác cũng đang có dấu hiệu phát triển tốt, chẳng hạn như séc, trước đây thanh toán bằng séc chỉ chiếm khoảng 0,5% nhưng trong năm 2003 này đã tăng lên trên 1% trong tổng khối lượng thanh toán. Còn đối với các loại hình thẻ thanh toán, thị trường thẻ năm 2003 phát triển khá mạnh với hàng loạt các loại thẻ thanh
35 Tạp chí Ngân h ng Sà ố 4/200336 Thời báo Ngân h ng 3/9/2003à