C.Phương pháp: Nhận xét, đọc bài mẫu
D. Tiến trình lên lớp:
*Ổn định : * Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các phương pháp thuyết minh? Vai trò của miêu tả, lập luận trong thuyết minh. *Triển khai bài mới: Giáo viên nêu yêu cầu tiết học
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu đề, nêu đáp án chung.
Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đề, nêu yêu cầu bài làm.
* Hoạt động 2: Giáo viên nhận xét ưu, khuyết điểm của học sinh.
Giáo viên đọc một bài viết tốt, một bài viết kém.
I. Đề bài: Em hãy giới thiệu với bạn bè ở phương xa về cây tre ở quê em.
II. Đáp án:
(Tiết 14, 15) III. Nhận xét
1 . Ưu điểm:
- Nắm được đặc trưng phương pháp thuyết minh.
• Hoạt động 3: Trả bài. Học sinh sửa lỗi bài làm
- Bố cục rõ ràng.
- một số bài nêu được các đặc điểm của cây tre
- Có sử dụng các yếu tố NT và miêu tả vào bài viết
- Diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh. - Trình tự các ý hợp lí.
- Chữ viết ít sai lỗi chính tả. 2. Nhược điểm
- Một số Học sinh chưa nắm được lí thuyết kiểu bài.
- Nội dung một số bài làm quá sơ sài.
- Một số Học sinh thiếu ý thức trong bài làm: chữ viết cẩu thả, trình bày bẩn.
- Diễn đạt nặng nề, lủng củng, câu văn tối nghĩa.
- Dùng từ thiếu chính xác. - Sai lỗi chính tả.
- Lựa chọntừ ngữ xưng hô chưa phù hợp. IV. Trả bài:
E.Tổng kết-rút kinh nghiệm:
- Nắm vững đặc điểm văn thuyết minh. - Đọc bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Trả lời câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài trong sgk.
TUẦN 7 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều)Tiết thứ 31 Tiết thứ 31 Ngày soạn: 28/9 A. Mục tiêu cần đạt: I. Chuẩn: 1. Kiến thức:
- Nỗi bẽ bàng buồn tủi, cô đơn của TK khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thuỷ, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và NT tả cảnh ngụ tình đặc sắc của N.Du. 2.Kỹ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc-hiểu vb thơ trung đại.
- Nhận ra tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của NT tả cảnh ngụ tình. - Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích.
3. Thái độ:
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với NV trong truyện Kiều.
- Cảm nhận được tấm lòng chung thuỷ, hiếu thảo của Kiều. Cảm thông chia xẻ với tâm trạng của nhân vật.
II. Nâng cao, mở rộng:
- Phân tích, cảm thụ những hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ. - Sự tinh tế của ngòi bút N. Du khi miêu tả tâm lí nhân vật.
B. Chuẩn bị của thầy và trò: - Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn giáo án.
- Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. Phương pháp và KTDH: Đọc diễn cảm, Động não, KT khăn phủ bàn.
D. Tiến trình lên lớp:
* Ổn định:
Đọc thuộc lòng cảnh ngày xuân, nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích * Triển khai bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
* Hoạt động 1 :
Giáo viên: Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích?
* Hoạt động 2:
Giáo viên hd đọc, đọc mẫu
Học sinh tìm hiểu chú thích sách giáo khoa.
* Hoạt động 3:
? Hai chữ “ khoá xuân” gợi hoàn cảnh gì của Kiều?
? Không gian trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn của Kiều được miêu tả như thế nào?
? Thời gian qua cảm nhận của Thuý Kiều?
( Hình ảnh “ Mây sớm đèn khuya” gợi tính chất gì của thời gian?)
? Kiều đang ở trong hoàn cảnh tâm trạng như thế nào?
Trong cảnh ngộ của mình, Kiều đã nhớ tới ai? Ai trước, ai sau, có hợp lí không? ? Đọc 4 câu thơ tiếp theo, đó là lời của ai? Nghệ thuật độc thoại có ý nghĩa gì?
? Nhớ Kim Trọng, Kiều nhớ về những gì? tại sao Kiều lại nhớ sâu sắc như vậy? ? Tâm trạng của Kiều như thế nào?
? Em hiểu gì về hai câu thơ “tấm son ….bao giờ cho phai”?
? Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu?
? Nhận xét gì về tấm lòng của Thuý Kiều qua nỗi nhớ của nàng?
? Ở tám câu thơ cuối, mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung diễn tả tâm trạng của Kiều, em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
? Nhận xét cách dùng điệp từ, từ láy trong đoạn cuối?
Nghệ thuật đó góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
* Hoạt động 4:
? Cảm nhận của em về giá trị nội dung và Nghệ thuật của đoạn thơ?
? Thái độ và tình cảm của Nguyễn Du với nhân vật?
I. Vị trí đoạn trích:
- Trích phần 2 ( Sau đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều....) Từ câu 1033-1054
II. Đọc - chú thích: III. Phân tích:
1 . Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều: - Khoá xuân: Bị giam lỏng.
- Không gian: Được gợi bằng những hình ảnh: Bát ngát, cát vàng, bụi đỏ, dãy núi mờ xa.
Không gian hoang vắng, cảnh vật trơ trọi Lầu Ngưng bích lẻ loi, con người càng lẻ loi, cô đơn.
- Thời gian: “ Mây sớm đèn khuya” Tuần hoàn khép kín giam hãm con người.
Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối. 2. Nỗi nhớ thương người thân của Kiều: a. Nhớ Kim Trọng:
- Nhớ buổi thề nguyền đính ước.
- Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ mình vô vọng.
Nhớ với nỗi đau xót xa.
Khẳng định lòng chung thuỷ sắt son. b. Nhớ cha mẹ:
- “ xót” hình dung cha mẹ đang mong ngóng tin mình.
- Các thành ngữ “sân lai, gốc tử…” nhớ thương, hiếu thảo.
Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng vẫn nhớ thương người khác Hiếu thảo, giàu đức hi sinh, vị tha.
3.Nỗi buồn lo của kiều: - Cảnh trong tâm trạng Kiều:
+ Nhớ cha mẹ, quê hương (cánh buồm thấp thoáng)
+ Nhớ người yêu, xót xa duyên phận (hoa trôi man mác)
+ Buồn cho cảnh ngộ nghe tiếng sóng mà ghê sợ.
Cảnh được nhìn từ xa giàu màu sắc (từ nhạt đến đậm), âm thanh từ tĩnh đến động, tâm trạng từ buồn man mác đến lo âu sợ hãi Dự cảm giông bão sẽ nổi lên hải hùng xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.
- Điệp ngữ “ buồn trông”(liên hoàn) Điệp khúc của tâm trạng
(Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa)
E.Tổng kết-rút kinh nghiệm:
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. - Học thuộc lòng đoạn trích.
- Tấm lòng chung thuỷ, hiếu thảo của Kiều. - Chuẩn bị bài Miêu tả trong văn bản tự sự.
TUẦN 7
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Tiết thứ 32
Ngày soạn:29/9
A. Mục tiêu cần đạt:
I. Chuẩn: 1. Kiến thức:
- Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. - Sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt trong VB tự sự.
2. Kỹ năng:
- Phát hiện và phân tích được các yếu tố miêu tả trong VB tự sự. - Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản. 3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết.
B. Chuẩn bị của thầy và trò: - Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn giáo án.
- Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. Phương pháp và KTDH: Phân tích ngữ liệu, học theo góc.
D. Tiến trình lên lớp:
* Ổn định:
* Kiểm tra bài cũ:
? Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. * Triển khai bài mới::
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
* Hoạt động 1 :
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự.
Giáo viên: gọi học sinh đọc đoạn trích sách giáo khoa
? Đoạn trích kể về trận đánh nào? ? Trong trận đó vua Quang Trung đã xuất hiện như thế nào? Để làm gì? ? Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích?
( Học sinh dựa vào đoạn trích để chỉ ra các yếu tố miêu tả)
? Vậy yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự?
Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa. * Hoạt động 2:
Hướng dẫn luyện tập.
I. Vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự: 1 . Thí dụ:
a, Kể về trận đánh dồn Ngọc Hồi của Quang Trung
( Cưỡi voi đi đốc thúc…)
b, - Cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín…
- Khói toả mù trời…
- Bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chạy. - Thây nằm đầy đồng, mau chảy…
cảnh vật, sự việc, con người hiện lên cụ thể, sinh động Tạo cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn.
2. Ghi nhớ: (sách giáo khoa) III. Luyện tập: Bài 1 :
Giáo viên: Tìm những yếu tố tả cảnh, tả người trong 2 đoạn trích Truyện Kiều? Học sinh: Hoạt động nhóm:
-Tả chung 2 chị em gồm những từ ngữ nào?
- Tả Thuý Vân - Tả Thuý Kiều
? Đoạn trích Cảnh ngày xuân tác giả tả những đối tượng nào?
Dụng ý của tác giả?
- Đoạn 1 : Chị em Thuý Kiều (Tả người). Dùng hình ảnh thiên nhiên để miêu tả 2 chị em ở nhiều nét đẹp:
+ Vân: Hoa cười, ngọc thốt… + Kiều: Làn thu thuỷ…
- Đoạn 2: Cảnh ngày xuân: Tả cảnh
+ Cảnh ngày xuân con én đưa thoi. + Cỏ non xanh tận chân trời
Tác dụng: Bức tranh về con người và cảnh vật tươi đẹp.(Cảnh tươi sáng phù hợp với sự xuất hiện của nhân vật trong ngày hội).
E.Tổng kết – rút kinh nghiệm:
- Tác dụng của miêu tả trong văn tự sự. - Học bài, làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài Trau dồi vốn từ.
TUẦN 7 TRAU DỒI VỐN TỪ TRAU DỒI VỐN TỪ Tiết thứ 33 Ngày soạn: 30/9 A. Mục tiêu cần đạt: I. Chuẩn: 1. Kiến thức:
- Những định hướng chính để trau dồi vốn từ. - Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ.
2. Kỹ năng:
- Giải nghĩa và sử dụng từ đúng nghĩa hợp với ngữ cảnh. 3. Thái độ:
- Có ý thức trau dồi vốn từ. II. Nâng cao, mở rộng:
- Các phương thức chuyển nghĩa của từ.
B. Chuẩn bị của thầy và trò: - Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn giáo án.
- Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. Phương pháp và KTDH: Phân tích ngữ liệu, học theo góc.
D. Tiến trình lên lớp:
*Ổn định:
*Kiểm tra bài cũ:
? Thuật ngữ là gì? Nêu đặc điểm của thuật ngữ?
• Triển khai bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
* Hoạt động 1 :
Học sinh đọc ví dụ sách giáo khoa. ? Qua ý kiến trên tác giả muốn nói điều gì?
? Xác định lỗi diễn đạt trong các câu sau?
Giải thích vì sao lại có các lỗi ấy
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
1 .Ví dụ:
* Ví dụ 1 : Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu của người Việt. - Phải không ngừng trau dồi vốn từ.
* Ví dụ 2: Lỗi diễn đạt - Đẹp không dùng
học sinh chỉ ra các lỗi và giải thích
* Hoạt động 2:
Giáo viên: Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?
Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa. Học sinh thảo luận nhóm, đại diện từng nhóm trình bày ý kiến
- Đẩy mạnh Mở rộng
Người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ mà mình sử dụng.
- Muốn sử dụng từ chính xác phải nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. 2, Ghi nhớ: (sách giáo khoa)
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ: 1 . Ví dụ:
- Quá trình trau dồi vốn từ của Nguyễn Du là cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
- Học hỏi thêm những từ mà mình chưa biết. 2. Ghi nhớ: (sách giáo khoa)
III. Luyện tập: Bài 1 :
- Hậu quả: Kết quả xấu.
- Đoạt: Chiếm được phần thắng. - Tinh tú: Sao trên trời.
Bài 3:
- Im lặng Vắng lặng yên tĩnh. - Cảm xúc cảm động, cảm phục. - Thành lập thiết lập.
Bình luận ý kiến:
Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp thể hiện qua ngôn ngữ của người nông dân. Muốn giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp cua ngôn ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói của họ
E.Tổng kết-rút kinh nghiệm:
- Trau dồi vốn từ bằng cách nào? - Học bài và làm bài tập còn lại
- Chuẩn bị Viết bài tập làm văn số 2.
TUẦN 7
BÀI VIẾT SỐ 2 VĂN TỰ SỰ
Tiết thứ 34,35
Ngày soạn:4/10
A. Mục tiêu cần đạt:
I.Chuẩn: 1. Kiến thức:
- yêu cầu của một bài văn tự sự. 2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kế hợp với miêu tả cảnh vật con người, hành động.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trình bày. 3. Thái độ:
- Có ý thức làm bài nghiêm túc. II.Nâng cao:
- Kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tạo được tình huống chuyện sáng tạo.
B. Chuẩn bị của thầy và trò: - Giáo viên: Ra đề, gợi ý.