Phương pháp dạy học:

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học 9 đúng chuẩn (Trang 29 - 32)

. Kiểm tra bài cũ: (Không!t)

3. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp đàm thoại kết hợp với nêu và giải quyết vấn đề.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định: 9A1: /27 9A2: /25 9A3: /27

2. Kiểm tra bài Cũ: (5 phút)

?Hoàn thành các PTPƯ sau đây?

a. Zn + CuSO4→ b. CuSO4 + H2SO4→ b. AgNO3 + NaCl → d. CuSO4 + NaOH →

e. KClO3 →

Đáp án:

a. Zn + CuSO4→ ZnSO4 + Cu

b. CuSO4 + H2SO4→ Không có hiện tượng b. AgNO3 + NaCl → AgCl + NaO3

d. CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

e. 2KClO3 → 2KCl + 3O2

3. Bài mới:

Đặt vấn đề: (2 phút)

Ở bài học trước các em đã biết những tính chất hoá học của muối. Và chúng ta cũng đã biết trong thực tế hợp chất muối có rất nhiều. Bài học hôm nay các em sẽ được nghiên cứu 2 hợp chất muối quan trọng là Natriclorua và Kalinitrat. Vậy 2 muối này có những tính chất gì và ứng dụng ra sao? Để hiểu được ta vào bài mới.

Hoạt động 1: (18 phút) I.Muối Natriclorua (NaCl = 58,5):

-Các em hảy cho biết muối NaCl ta dùng ở nhà có ở đâu trong thiên nhiên? -GV giới thiệu thành phần của nước biển.

-GV giới thiệu sự hình thành của mỏ muối.

?Ở địa phương (vùng Triệu An, Triệu Lăng) người ta khai thác muối bằng cách nào?

-GV giới thiệu cách khai thác muối mỏ.

?Dựa vào những kiến thức đã học và qua thực tế hãy cho biết những ứng dụng NaCl?

-GV treo bảng sơ đồ ứng dụng NaCl lên bảng cho HS tìm hiểu.

1.Trạng thái thiên nhiên:

-Trong nước biển thành phần chủ yếu là NaCl. (1m3 nước biển chứa 27kg NaCl, 5kg MgCl2, 1kg CaSO4 và một số muối khác).

-Muối NaCl còn có trong các mỏ muối.

2.Cách khai thác:

-Cho nước biển (mặn) bay hơi từ từ →

Muối kết tinh.

-Đào hầm, đào giếng sâu qua các lớp đất đá → Đem muối mỏ nghiền nhỏ

→ Tinh chế để có muối sạch.

3.Ứng dụng:

-Làm gia vị và bảo quản thực phẩm. -Sản xuất thuỷ tinh, xà phòng, chất tẩy, diệt trùng, công nghiệp giấy, thuốc diệt cỏ, trừ sâu, sản xuất chất dẻo P.V.C, bơ nhân tạo.

-Làm nhiên liệu.

-Sản xuất hoá chất: NaHCO3, Na2CO3, NaOH, HCl....

Hoạt động 2: (13 phút) II.Muối KaliNitrat (KNO3 =101):

-GV giới thiệu các tính chất của KNO3. to

-Gọi 1 HS viết PTPƯ KNO3 →...

-GV cho HS đọc ứng dụng (SGK)

1.Tính chất:

-Tan nhiều trong nước (to 200C: 100g H2O tan được 32g KNO3)

-Bị phân huỷ ở nhiệt độ cao → Kali nitrat +Oxi.

t0

2KNO3→ 2KNO2 + O2.

KNO3 có tính chất ôxi hoá mạnh. 2.Ứng dụng:

-Chế tạo thuốc nổ đen.

-Phân bón, cung cấp nguyên tố Nitơ, Kali cho cây trồng.

-Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.

-Học bài Cũ.

- Làm các bài tập 2,3,4,5 (SGK- 36).

-Chuẩn bị: Tìm hiểu một số loại phân bón hoá học đã được sử dụng ở địa phương và vai trò của chúng đối với cây trồng.

Ngày soạn: 4/10/2010

Ngày giảng: 9A1: 8/10 9A2: 8/10 9A3: 6/10

Tiết 16

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học 9 đúng chuẩn (Trang 29 - 32)