- Axit: +Axit có ôxi: H2SO4, HNO3
VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức: - HS nắm được ăn mòn kim loại là gì? Nguyên nhân của sự
ăn mòn kim loại, các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại; Các biện pháp bảo vệ đồ vật bằng kim loại khỏi bị ăn mòn.
2.Kỹ năng: -Biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế với sự ăn mòn
kim loại, những yếu tố ảnh hưởng và bảo vệ kim loại khi bị ăn mòn.
3.Thái độ: - HS có ý thức cao trong việc bảo vệ các kim loại khỏi bị ăn
mòn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
a, Giáo viên: - Tiến hành làm sẵn 4 TN ở nhà trước 7 ngày như ở SGK. b, Học sinh: - Một đinh gỉ; miếng sắt hoặc con dao bị gỉ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định: 9A1: /26 9A2: /25 9A3: /27
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
? Nêu nguyên tắc cơ bản của quá trình sản xuất gang, thép?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: (2 phút)
?Để đinh sắt, miếng sắt trong không khí lâu ngày sẽ có hiện tượng gì xảy ra? (Gỉ)
GV: Vậy vì sao khi ta để miếng sắt, đinh sắt lâu ngày thì bị gỉ? Nguyên nhân của nó là do đâu? Hiện tượng đó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Và làm thế nào để bảo vệ chúng? Vào bài mới mới...
Phát Triển bài:
a.Hoạt động 1: (10 phút) I.Thế nào là sự ăn mòn kim loại:
?GV cho HS quan sát mẫu vật đinh sắt, cửa sắt, dao sắt... lâu ngày có hiện tượng gì?
?Có nhận xét gì về màu sắc, sự thay đổi về tính chất của đinh sắt, miếng sắt...?
?Vậy nguyên nhân vì sao dẩn đến sự thay đổi đó?
?Vậy từ những ví dụ, nhận xét, nguyên
* Ví dụ:
- Đinh sắt để lâu trong không khí → G - Dao sắt để lâu trong không khí → G
* Nhận xét: Gỉ sắt có màu nâu, giòn,
xốp, dể bị bẽ gảy... nên không còn tính chất của kim loại.
* Nguyên nhân: Do sắt đã tiếp xúc với
các chất trong môi trường...
b.Hoạt động 2: (11 phút) II. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự
ăn mòn kim loại:
-GV mang các thí nghiệm đã làm sẵn lên bàn, giới thiệu các điều kiện trong mổi ống nghiệm rồi cho HS quan sát hiện tượng lần lượt trong 4 ống nghiệm và nhận xét hiện tượng của các ống nghiệm.
?Qua 4 thí nghiệm trên hãy cho biết sự ăn mòn kim loại phụ thuộc vào các yếu tố nào?
?Hãy cho biết khi cho O2 + Fe ở điều kiện thường và khi cho Fe + O2 ở nhiệt độ cao phản ứng nào xảy ra nhanh hơn?