Học sinh: Phiếu học tập (bản tường trình TN) kiến thức đã học.

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học 9 đúng chuẩn (Trang 40 - 42)

- Axit: +Axit có ôxi: H2SO4, HNO3

b, Học sinh: Phiếu học tập (bản tường trình TN) kiến thức đã học.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định: 9A1: /26 9A2: /25 9A3: /27

2. Kiểm tra bài cũ: (Vừa thực hành vừa kiểm tra) 3. Bài mới:

Đặt vấn đề: (Vào trực tiếp)

2.Phát Triển bài:

a.Hoạt động 1: (13 phút) I.Tính chất hoá học của Bazơ.

-GV hướng dẫn HS lấy dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành 2 thí nghiệm sau:

1.Thí nghiệm1: Natrihiđrôxit tác dụng với muối:

-Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc đụng nước, giá thí nghiệm. -Hoá chất: Dung dịch NaOH, dung dịch FeCl3.

-Tiến hành: Lấy khoãng 1-2ml dung dịch FeCl3 cho vào ống nghiệm, dùng ống nhỏ giọt nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa FeCl3.

+GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra. Viết PTPƯ, giải thích hiện tượng.

+ HS: Làm TN, ghi lại cách tiến hành- hiện tượng TN- giải thích.

+HS giải thích được NaOH tác dụng với DD FeCl3 tạo ra ↓ Fe(OH)3 màu nâu đỏ.

PTPƯ: 3NaOH + FeCl3→ Fe(OH)3↓ + 3NaCl

2.Thí nghiệm1: Đồng (II) hiđrôxit tác dụng với axit:

nghiệm gạn phần dung dịch giử lại phần kết tủa Cu(OH)2 ở đáy ống nghiệm. Dùng ống nhỏ giọt nhỏ vài giọt dd HCl vào ống nghiệm, lắc nhẹ, quan sát hiện tượng xảy ra.

+GV cho HS làm TN và quan sát các hiện tượng, giải thích và viết PTPƯ.

+HS giải thích: Nhỏ dd HCl vào,↓Cu(OH)2 tan ra, tạo thành dd trong suốt màu xanh lam.

PTPƯ: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

b.Hoạt động 2: (13 phút) II.Tính chất hoá h ọc của muối.

3.Thí nghiệm 3: Đồng (II) Sunfat tác dụng với kim loại:

-Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, giấy ráp... -Hoá chất: Dung dịch CuSO4, đinh Fe.

-Tiến hành: Dùng giấy ráp lau sạch đinh Fe, rồi lấy khoãng 2ml dd CuSO4 cho vào ống nghiệm, cho đinh Fe vào ống nghiệm.

+GV hướng dẫn HS quan sát TN. Giải thích và viết PTPƯ. (HD thêm cho HS làm xong TN đặt vào giá đến cuối giờ quan sát và kết luận TN)

+HS giải thích: Trên bề mặt đinh Fe có lớp chất rắn màu đỏ.

PTPƯ: CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu (lớp chất rắn màu đỏ) 4.Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối: -Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm...

-Hoá chất: Dung dịch BaCl2, Na2SO4.

-Tiến hành: Dùng ống nhỏ giọt nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào ONo có đựng 1-2ml dd Na2SO4. +GV hướng dẫn HS quan sát TN. Giải thích và viết PTPƯ.

+HS giải thích: Khi cho BaCl2 vào ống nghiệm chứa sẵn dd Na2SO4 có kết tủa trắng xuất hiện. PTPƯ: BaCl2 + Na2SO4→ BaSO4↓+ NaCl

5.Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit: -Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt...

-Hoá chất: Dung dịch BaCl2, H2SO4 loãng.

-Tiến hành: Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1-2ml dd H2SO4 loãng vào ONo sau đó dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1-2ml dd BaCl2.

+GV hướng dẫn HS quan sát TN. Giải thích và viết PTPƯ.

+HS giải thích: Khi cho BaCl2 vào ống nghiệm chứa sẵn dd H2SO4 có kết tủa trắng xuất hiện. PTPƯ: BaCl2 + H2SO4→ BaSO4↓ + HCl.

IV.Tổng kết - đánh giá: (15 phút)

-GV cho HS viết bản tường trình thí nghiệm theo mẫu: ST T Tên TN Dụng cụ-hoá chất Tiến hành Hiện

tượng Giải thích PTPƯ 1 .... ....... ..... ..... ...... ..... 2 ..... ....... ..... ..... ...... .....

V.Hướng dẫn học bài ở nhà: (3 phút)

-Về nhà ôn lại các tính chất hoá học của các loại hợp chất đã học để giờ học sau kiểm tra một tiết.Xem tất cả các bài tập đã làm ở hai hợp chất đã học.

Ngày soạn: 18/10/2010

Ngày giảng: 9A1: 22/10 9A2: 22/10 9A3: 20/10

Tiết 20 KIỂM TRA MỘT TIẾT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức:

-Qua tiết kiểm tra HS Tổng kết - đánh giá nắm chắc các kiến thức của 4 hợp chất vô cơ đã học.

2.Kỹ năng:

-HS có Kỹ năng tư duy tổng hợp,giải được các bài tập liên quan 4 hợp chất vô cơ đã học (Ôxit, Axit, Bazơ, Muối).

3.Thái độ:

- HS có ý thức tự giác, trung thực trong khi làm bài.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS

a, Giáo viên:

-Đề kiểm tra.

b, Học sinh:

-Các kiến thức đã học, giấy nháp, bút, máy tính. .

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định: 9A1: /26 9A2: /25 9A3: /27

2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra) 3. Bài mới:

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học 9 đúng chuẩn (Trang 40 - 42)