Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1 Ổn định lớp.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 kì 2 (Trang 27 - 33)

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

Đọc bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Nêu đặc sắc nghệ thuật bài thơ. Phân tích cảnh thiên nhiên và đoàn thuyền đánh cá trên biển. 3. Giới thiệu bài mới:

HĐ1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.

HĐ2: Hướng dẫn HS đọc VB và tìm hiểu mạch cảm xúc, bố cục bài thơ. GV đọc mẫu. Hướng dẫn HS đọc. Chú ý cách ngắt nhịp thơ: đa dạng.

Bài thơ là lời của nhân vật nào? nói về ai và về điều gì? Dựa vào mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình, em hãy nêu bố cục bài thơ.

HĐ3: Phân tích những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.

Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi lại?

Em hãy chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và tác dụng của sự kết hợp ấy.

HĐ4: Phân tích những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.

Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ

Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ? Vì sao tác giả viết “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”?

I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

Xem SGK tr. 145.

II/ Đọc – hiểu văn bản:

1.Bố cục: 4 phần.

-Khổ thơ 1: Bếp lửa khơi nguồn hồi tưởng.

-Khổ thơ 2,3,4,5: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ và hình ảnh bà, bếp lửa.

-Khổ thơ 6: Suy ngẫm về bà,cuộc đời bà -Khổ thơ cuối:Cháu không nguôi nhớbà

2.Những hồi tưởng về bà & tình bà cháu

-Sự hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh BL: “Một bếp lửa ... nồng đượm”

(Hình ảnh gần gũi, quen thuộc + gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa).

-Gợi lại cả thời thơ ấu bên người bà: nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn:

“Năm ấy ... ngựa gầy”, giặc tàn phá xóm làng. Cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà; sớm tự lập, lo toan “tám năm ... lửa./ Nhóm bếp lửa ... khó nhọc” -Gắn với hình ảnh bếp lửa: “Chỉ nhớ khói ... còn cay /

Rồi sớm ... bà nhen”.

Bếp lửa như tình bà, như chỗ dựa tinh thần “bà bảo

cháu nghe ... cháu học”.

Gợi thêm một liên tưởng khác – tiếng tu hú: như giục giã, khắc khoải; trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong: +Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

+Tu hú ơi! ... cánh đồng xa?

3.Những suy ngẫm về bà & hình ảnh bếp lửa

-Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa. Có thể nói bà là người nhóm lửa, giữ lửa (ấm nóng, tỏa sáng). Bà tần tảo, hi sinh, chăm lo cho mọi người “Mấy chục năm ... nồng đượm”.

Bếp lửa tay bà nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ và còn “Nhóm dậy cả ... tuổi nhỏ”. -Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa (10 lần nhắc đến bếp lửa). Bếp lửa là tình bà ấm nóng, là tay bà chăm chút; là khó khăn, gian khổ đời bà. Bà nhóm lửa là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương nên hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu, thiêng liêng “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”.

IV/ Củng cố:

Đọc diễn cảm bài thơ. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Bếp lửa.

V/ Dặn dò:

Học thuộc lòng bài thơ.

Làm bài Luyện tập SGK tr. 146. Phân tích giá trị bài thơ Bếp lửa.

Chuẩn bị bài mới, học vào tiết 57: Đọc thêm: Khúc hát ru ... lưng mẹ

Ngày soạn: 17.11.2008 Ngày dạy: 23.11.2008 Tuần 12 Tiết 57 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ I/ Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta ở thời kì lịch sử này.

Giọng điệu thơ thiết tha, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.

II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.HS: Trả lời câu hỏi SGK. HS: Trả lời câu hỏi SGK.

III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:

Đọc bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ.

3.Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung và ghi bảng

HĐ1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

Nêu những hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

(GV khơi gợi không khí lịch sử trên đất nước ta thời quyết liệt 1971-SGV tr.174)

I/Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

Xem SGK tr.153-154.

II/Đọc-hiểu văn bản:

HĐ2.Hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản 1.Đọc và tìm hiểu bố cục bài thơ.

GV đọc mẫu khổ thơ 1,2. Hướng dẫn HS đọc phần còn lại (chú ý cách ngắt nhịp và câu 1). Gọi HS đọc hết bài thơ.

Em hãy chia bố cục bài thơ. Nhận xét về bố cục bài này?

Cách ngắt nhịp và bố cục bài thơ có tác dụng tạo nhịp điệu như thế nào cho lời ru, có liên quan gì đến nội dung tình cảm của bài thơ?

2.Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài Qua từng đoạn thơ, người mẹ được miêu tả trong những công việc gì, hoàn cảnh nào? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự vất vả, gian khổ của người mẹ ở chiến khu?

3.Tìm hiểu mối liên hệ giữa công việc người mẹ đang làm với tình cảm, ước mong của mẹ qua các khúc ru.

Nhận xét về mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ, và ước vọng của người mẹ qua ba khúc ru?

Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Mặt trời...trên lưng”? Phân tích tình cảm của người mẹ đối với con ở câu thơ thứ hai.

Qua các khúc ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào? Tình thương con gắn với tình cảm gì? Sự phát triển của tình cảm người mẹ qua ba khúc ru như thế nào?

Em hiểu thế nào về những ước mong, ý chí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ được thể hiện trong các

bằng hai câu “Em cu Tai...lưng mẹ” và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ “Ngủ ngoan A- kay ơi”(4 câu) Nhịp thơ được ngắt đều đặn ở giữa dòng và bố cục như thế đã tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương cho lời ru; thể hiện đặc sắc tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ.

1/ Hình ảnh người mẹ:

-Mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến. Công việc vất vả được diễn tả bằng những câu thơ giàu sức gợi cảm: “Nhịp chày nghiêng... làm gối”. -Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi: Lao động gian khổ giữa rừng núi mênh mông, heo hút: “Lưng núi

... mẹ nhỏ”.

-Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng: tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ.

2/Mối liên hệ giữa công việc với tình cảm, ước mong của mẹ qua các khúc ru.

*Mối liên hệ thật tự nhiên và chặt chẽ: -Mẹ giã gạo: “Con mơ cho...lún sân”. -Mẹ tỉa bắp: “Con mơ cho... Ka-lưi”.

-Mẹ địu con đi để “giành trận cuối”: “Con mơ cho

mẹ...làm người Tự do”.

(Mẹ không trực tiếp mơ mà “Con mơ cho mẹ”- Mẹ gửi trọn niềm mong mỏi vào giấc mơ của đứa con và giọng điệu lời ru càng thêm thiết tha, tin tưởng).

* “Mặt trời ... trên lưng”: Hình ảnh mặt trời trong câu thơ sau đã được chuyển nghĩa, được tượng trưng hoá. Con là mặt trời của mẹ, là nguồn hạnh phúc ấm áp, vừa gần gũi vừa thiêng liêng của mẹ, sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ.

*Tình thương con gắn với tình thương bộ đội, tình

thương buôn làng, quê hương gian khổ; hoà cùng công cuộc kháng chiến anh dũng của đất nước. Từ

hình ảnh, tấm lòng người mẹ Tà-ôi, tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, ý chí chiến đấu

cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của nhân dân ta thời chống Mĩ.

khúc ru?

HĐ3. Tổng kết.

Em hãy tổng kết lại những nội dung nổi bật và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

HĐ4. Hướng dẫn luyện tập

Nhận xét về ý nghĩa của yếu tố tự sự trong bài thơ đối với việc thể hiện nội dung.

III/ Tổng kết:

Ghi nhớ SGK tr.155.

IV/ Luyện tập:

Yếu tố tự sự giúp bạn đọc hiểu rõ thêm cuộc sống gian khổ, sự bền bỉ, dẻo dai của nhân dân ta ở chiến khu Trị -Thiên thời chống Mĩ.

IV/ Củng cố:

Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ vừa học.

V/ Dặn dò:

Học thuộc lòng bài thơ.

Phân tích giá trị bài thơ theo câu hỏi đọc- hiểu văn bản. Chuẩn bị bài mới, học vào tiết sau- tiết 58:VH: Ánh trăng.

Ngày soạn: 18.11.2008 Ngày dạy: 23.11.2008 Tuần 12 Tiết 58 ÁNH TRĂNG I/ Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS: Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.

Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yêú tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.

II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.HS: Trả lời câu hỏi SGK. HS: Trả lời câu hỏi SGK.

III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:

Đọc bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ.

(Mối liên hệ giữa công việc và tình cảm, ước vọng của mẹ như thế nào?)

3.Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung và ghi bảng

HĐ1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Nguyễn Duy và bài Ánh trăng.

HĐ2. Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản GV đọc mẫu cả bài. Hướng dẫn HS đọc bài thơ: 3 khổ đầu: giọng kể, nhịp bình thường. Khổ 4: giọng thơ

I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Xem SGK tr.156.

đột ngột cất cao, ngỡ ngàng.

2 khổ cuối: giọng thiết tha, trầm lắng

cùng cảm xúc và suy tư lặng lẽ. Gọi HS đọc lại toàn bài. Lớp nhận xét. GV bổ sung, sửa chữa.

-Tìm bố cục bài thơ.

Bài thơ có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để tác giả từ đó bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Tìm hiểu ý nghĩa h/ ảnh vầng trăng: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ấy. Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm?

*Nhận xét về giọng điệu, về kết cấu bài thơ.

Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với việc thể hiện chủ đề và tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm?

Xác định thời điểm ra đời của bài thơ, liên hệ với cuộc đời tác giả, hãy phát biểu chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta?

*Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ, được kể theo trình tự thời gian. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ.

+Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư chính là bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm.

1/ Hình ảnh vầng trăng cùng cảm xúc của tác giả:

*Vầng trăng tri kỉ - vầng trăng tình nghĩa - vầng trăng người dưng.

-Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng ở tình huống đặc biệt mới tự nhiên gây ấn tượng mạnh.

-Vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm của quá khứ; hình ảnh của thiên nhiên, đất nước hiện hình trong nỗi nhớ “Như là đồng ... là rừng”

trong cảm xúc “rưng rưng” của một người đang sống giữa phố phường hiện đại. Cảm xúc thiết tha, có phần thành kính ở tư thế lặng im “Ngửa mặt ... rưng rưng” -Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên nghĩa tình “Trăng cứ tròn vành vạnh”. “Ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn- nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ: Con người có thể vô tình, lãng quên nhưng thiên

nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. 2/ Nghệ thuật:

-Bài thơ như một câu chuyện riêng, có sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình

-Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ. Nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, khi ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc trầm lắng biểu hiện suy tư.

-Kết cấu, giọng điệu bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, chân thành, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh ở người đọc.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 kì 2 (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w