Tự luận (7 điểm):

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 kì 2 (Trang 55 - 59)

Câu 1.Tóm tắt cốt truyện đoạn trích “Chiếc lược ngà” (8 đến 10 dòng): 2 điểm.

Nội dung tóm tắt: (Xem SGV tr. 215-216).

Nếu tóm tắt ít hoặc nhiều hơn số lượng 1 dòng thì vẫn ghi đủ 2 điểm (nếu tóm tắt đúng). Nếu vượt quá 2 dòng thì trừ 0,5 điểm. Nếu ít hoặc nhiều hơn 3 dòng thì trừ 1 điểm. Nếu viết sai chính tả quá nhiều mà số lượng đủ thì vẫn ghi 1 điểm.

Câu 2. Cảm nhận về hình ảnh người lính qua hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội

xe không kính: 5 điểm.

a.Nét chung giữa hai thế hệ thanh niên cầm súng thời chống Pháp và Mĩ: -Họ là những thanh niên có lí tưởng.

-Họ không sợ gian khổ, khó khăn.

-Họ đoàn kết trong tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng. -Họ sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc.

b.Nét riêng của hai thế hệ là:

-Anh bộ đội thời chống Pháp thiếu thốn về nhiều thứ hơn. -Trang bị của anh cũng thô sơ hơn.

-Gánh nặng hậu phương cũng như nặng hơn (ruộng nương, gian nhà không) -Tính chất tươi trẻ,vui nhộn ngang tàng cũng khác, ít rõ như thời chống Mĩ.

(Mỗi ý trả lời đúng ghi 0,5 điểm; nếu có dẫn chứng chính xác thì cộng thêm 1điểm)

IV/ Củng cố - Dặn dò:

Kiểm tra lại bài trước khi đem nộp.

Đối chiếu với bài làm-nội dung trả lời ở SGK và vở ghi của phần này. Chuẩn bị bài mới, học vào 3 tiết tiếp theo: Cố hương.

Ngày soạn: 15.12.2008 Ngày dạy: 21.12.2008 Tuần 16 Tiết 76-77-78 CỐ HƯƠNG I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

-Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.

-Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm Cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm

II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.

III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:

Nêu vắn tắt yêu cầu bài kiểm tra về thơ và truyện hiện đại (tiết 75).

3.Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung và ghi bảng

HĐ1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Gọi HS đọc Chú thích SGK tr.216-217. GV tóm tắt những nét chính về tác giả, tác phẩm.

HĐ2.Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản: 1.Tìm và phân tích bố cục của truyện.

I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

Xem SGK tr.216-217.

II/ Đọc- hiểu văn bản:

1.Bố cục:

-Tôi không quản...làm ăn sinh sống: TÔI trên đường về quê.

Căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “Tôi”, hãy xác định bố cục của truyện.

(GV có thể cho HS thấy đặc điểm “Đầu cuối tương ứng” nhưng không lặp lại đơn thuần. Cố hương rất giàu màu sắc trữ tình, tuy vậy, cốt truyện vẫn rõ rệt, vẫn diễn ra theo trình tự thời gian –chú ý không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật: con đường, về quê trong đêm, rời quê lúc hoàng hôn).

2. Phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện là gì?

3. Truyện có mấy nhân vật chính?

Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?

4.Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ?

Ngoài sự thay đổi của NT, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của những con người và cảnh vật ở Cố hương? (Đối chiếu từng nhân vật trong quá khứ với hiện tại, nhân vật này trong hiện tại với nhân vật kia trong quá khứ: NT-TS)

Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?

-Tinh mơ...như quét: TÔI ở quê. -Phần còn lại: TÔI trên đường xa quê.

+Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự nhưng xen kẽ những đoạn hồi ức.

+Cố hương là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí (không phải là hồi kí).

+Biểu cảm là phương thức biểu đạt có vai trò quan trọng (có yếu tố hồi kí; dùng ngôi thứ nhất dẫn dắt câu chuyện và biểu hiện tình cảm, quan điểm, nguyện vọng; tình cảm thấm đẫm trong mỗi dòng,mỗi chữ, mỗi hình ảnh,chi tiết.

2. Nhân vật:

-Truyện có hai nhân vật chính là Nhuận Thổ và “tôi”. (Nhuận Thổ có địa vị rất quan trọng: sự thay đổi của làng quê –nhân tố tác động mạnh đến tư tưởng Tôi

-Nhuận Thổ không thể là nhân vật trung tâm vì phần đầu NT chưa xuất hiện, phần cuối NT chỉ xuất hiện trong suy tư, cảm nghĩ của Tôi.

3. Nghệ thuật:

-Hồi ức và đối chiếu là hai biện pháp nghệ thuật chính được kết hợp một cách nhuần nhuyễn để làm nổi bật sự thay đổi của con người và cảnh vật.

-Tác giả còn miêu tả sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nông dân do sự áp bức, tham nhũng nặng nề song trọng điểm vẫn là làm nổi bật sự thay đổi về diện mạo tinh thần: tác giả đau xót đến “điếng người đi” là mối quan hệ giữa NT và Tôi.

*Qua hàng loạt sự đối chiếu ấy, tác giả:

+Phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội TQ đầu thế kỉ XX.

+Phân tích nguyên nhân và lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng ấy.

+Chỉ ra những mặt tiêu cực nằm trong tâm hồn, tính cách của người lao động.

-Cố hương không chỉ là nơi chôn nhau cắt rốn mà còn là bức ảnh thu nhỏ của xã hội, đất nước

5.Đọc kĩ ba đoạn văn:

“Nhưng tiếc thay...gặp mặt nhau nữa”. “Người đi vào...như vỏ cây thông”. “Tôi nghĩ bụng...thì thành đường thôi”. Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và tác dụng biểu hiện?

Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Còn có phương thức nào khác? Hiệu quả của sự kết hợp đó?

Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức lập luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?

Nêu vắn tắt nội dung truyện. Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK tr.219.

HĐ3: Luyện tập.

Em thích nhất đoạn văn nào trong tác phẩm?

Tìm những từ thích hợp trong tác phẩm điền theo bảng mẫu.

với những điển hình của xã hội TQ cận đại. Qua đó, tác giả đã đặt ra một vấn đề bức thiết: Phải xây dựng một cuộc đời mới(ước mơ cuối tp) 4.Tác dụng của phương thức biểu đạt:

-Đoạn (a) chủ yếu dùng phương thức tự sự (có kết hợp biểu cảm) làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu.

-Đoạn (b) chủ yếu dùng phương thức miêu tả, kết hợp với biện pháp hồi ức và đối chiếu, làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của Nhuận Thổ, qua đó có thể thấy tình cảnh sống điêu đứng của NT và nông dân miền biển nói chung.

-Đoạn (c) chủ yếu dùng phương thức lập luận. (Về ý nghĩa các phần trên đã đề cập).

III/ Tổng kết:

*Thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối

cùng của nhân vật Tôi, những rung cảm của Tôi trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là của NT, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

IV/ Luyện tập:

HS tự chọn.

Không phải mọi mặt trong tính cách và thái độ của NT đối với Tôi đều thay đổi. Tận đáy lòng, NT vẫn giữ tình bạn sâu nặng với Tôi. Nghe Tôi về, NT đến ngay và dù rất nghèo cũng không quên mang gói quà “đậu xanh của nhà” đến tặng bạn. Chính yếu tố không đổi ấy lại càng làm cho những điều thay đổi trong quan hệ giữa hai người càng thêm bi đát và phi lí.

IV/ Củng cố:

Nêu đặc sắc nghệ thuật của truyện Cố hương.

Thông điệp Lỗ Tấn muốn gửi gắm trong tác phẩm Cố hương là gì?

Tóm tắt cốt truyện tác phẩm Cố hương. Học thuộc Ghi nhớ.

Tự ôn tập theo “Những nội dung cơ bản cần chú ý” của bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I để làm bài thi học kì I.

Thử trả lời đề kiểm tra cuối học kì I (SGK tr. 224-228). Tiết 79:TLV: Trả bài Tập làm văn số 3.

Tiết 80 - 81: TLV: Ôn tập Tập làm văn (Trả lời đầy đủ 12 câu hỏi của 2 bài).

Ngày soạn: 21.12.2008 Ngày dạy: 24.12.2008 Tuần 16 Tiết 79 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 I/ Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS ôn lại các kiến thức và kĩ năng được thực hiện trong bài kiểm tra; thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình; tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 kì 2 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w