Đọc bài văn hay và công bố điểm: (Hưng, Đạo; Thương, Đoan)

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 kì 2 (Trang 60 - 65)

IV/ Củng cố - Dặn dò:

Xem lại bài làm, trao đổi bài, đọc để rút kinh nghiệm và tự sửa lỗi sai. Tham khảo các bài văn tự sự khác để nắm chắc kiểu bài.

Chuẩn bị bài cho tiết học sau: TLV: Tập làm thơ tám chữ. Tiết 87: Trả bài KT Văn+TV Ngày soạn: 21.12.2008 Ngày dạy: 24.12.2008 Tuần 16 - 17 Tiết 80-81 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

- Nắm được các nội dung chính của phần TLV đã học trong Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.

-Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung TLV học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới.

II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.

III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:

Có mấy hình thức kể chuyện trong văn bản tự sự? Thế nào là hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba? Nêu vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.

3.Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung và ghi bảng

HĐ1:Ôn tập dựa theo các câu hỏi SGK.

GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.

1.Phần TLV trong Ngữ văn 9 tập một có những nội dung lớn nào? Những

1.Những nội dung lớn của TLV 9 tập 1:

a.VBTM: Trọng tâm là luyện tập kết hợp giữa TM với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. b.VBTS: có 2 trọng tâm:

-Kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, tự sự với lập luận.

nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?

2.Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong VBTM như thế nào? Cho một ví dụ cụ thể.

3.VBTM có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?

VBTM: Các loại sự vật, đồ vật. Trung thành với đặc điểm đối tượng Ít dùng tưởng tượng.

Bảo đảm tính khách quan, khoa học Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết. Ứng dụng trong cuộc sống VH, KH Thường theo yêu cầu giống nhau Đơn nghĩa.

-Một số nội dung mới trong VBTS: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong VBTS; người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong VBTS.

2.Vai trò, vị trí, tác dụng...trong VBTM

làm cho bài viết sinh động, hấp dẫn (không khô khan, thiếu sinh động).

Ví dụ thuyết minh về một ngôi chùa cổ: có liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhân hoá (hoặc ngôi chùa tự kể chuyện) khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh; kết hợp với miêu tả để hình dung dáng vẻ, màu sắc, không gian, hình khối, cảnh vật xung quanh...

3.So sánh văn bản miêu tả và văn bản TM:

a.VBMT:

MT:Đối tượng: sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể. Có hư cấu, tưởng tượng.

Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.

Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết. Ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết.

Dùng nhiều trong sáng tác văn chương NT. Ít tính khuôn mẫu.

Đa nghĩa. 4.Sách Ngữ văn 9 tập 1 nêu lên những

nội dung gì về VBTS?

Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong VBTS như thế nào? Hãy cho ví dụ một đoạn văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm; một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.

5.Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong VBTS như thế nào? Tìm các ví dụ về ĐVTS có sử dụng các yếu tố đó.

4.Những nội dung về VBTS: (Xem câu 1).

Vai trò, vị trí, tác dụng...: Tác động qua lại, tích hợp chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt.

Ví dụ:

a. “Thực sự...dài và hẹp”(Lí Lan-Cổng trường.) b “Vua QT cưỡi voi...nói trước” (HLNTC). c “Lão không hiểu...đáng buồn” (Nam Cao).

5.Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong VBTS:

(Xem lại bài 13).

6.Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu.

Tiết 80

7.Các nội dung VBTS đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với VB này đã học ở những lớp dưới

8.Tại sao trong một VB có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là VBTS? Theo em, liệu có một VB nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất ?

6.Hai đoạn văn (hai ngôi kể):

-Lặng lẽ Sa Pa (anh thanh niên, ông hoạ sĩ). -Chiếc lược ngà (ông Sáu...)

Vai trò của ngôi kể: (Xem lại bài 14).

7. VBTS ở lớp 9 vừa lặp lại vừa nâng cao cả về

kiến thức lẫn kĩ năng so với nội dung kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới.

8. Khi gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào

phương thức biểu đạt chính của VB đó (không gọi yếu tố bổ trợ thành tên VB).

Trong thực tế, khó có một VB nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.

9.Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu (x) vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó:

S

T bản chínhKiểu văn Các yếu tố kết hợp với văn bản chính

Tự sự Miêu tả Nghị luận Biểu cảm Thuyết minh hànhĐiều

1 Tự sự x x x x 2 Miêu tả x x x 3 Nghị luận x x x 4 Biểu cảm x x x 5 Thuyết minh x x 6 Điều hành

10. Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài nhưng bài TLV tự sự của học sinh cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài nhưng bài TLV tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu vì:

HS đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo những yêu cầu “chuẩn mực” của nhà trường. Sau khi đã trưởng thành, HS có thể viết tự do, “phá cách” như các nhà văn.

11. Những kiến thức và kĩ năng về kiểu VBTS của phần TLV đã giúp ích:

soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc – hiểu VB (tác phẩm văn học tương ứng trong SGK Ngữ văn). Ví dụ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong Truyện Kiều, Làng ...

12. Những kiến thức và kĩ năng về các VBTS của phần đọc – hiểu VB và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp HS học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện. Ví dụ đề tài, nội dung và cách kể ứng đã giúp HS học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện. Ví dụ đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc, ...

IV/ Củng cố:

Nêu yêu cầu làm bài văn thuyết minh (kết hợp các biện pháp nghệ thuật và miêu tả Vai trò, vị trí và tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong VB tự sự.

V/ Dặn dò:

Ôn tập lí thuyết kiểu bài thuyết minh và tự sự (có kết hợp các yếu tố khác) Tự ôn tập phần Văn và Tiếng Việt để làm bài thi học kì I đạt kết quả cao. Tiết 82- 83: TLV: Kiểm tra tổng hợp học kì I.

Chuẩn bị cho tiết 84-85: VH: Hướng dẫn đọc thêm: Những đứa trẻ.

Ngày soạn: 22.12.2008 Ngày dạy: 26.12.2008 Tuần 17 Tiết 84-85 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: NHỮNG ĐỨA TRẺ I/ Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.

II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.HS: Trả lời câu hỏi SGK. HS: Trả lời câu hỏi SGK.

III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:

Tóm tắt truyện ngắn “Cố hương”. Đọc thuộc đoạn văn mà em thích nhất. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tôi. Nêu nội dung truyện.

3.Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung và ghi bảng

HĐ1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm Nêu những hiểu biết của em về Go- rơ-ki và tiểu thuyết “Thời thơ ấu”.

HĐ2: Hướng dẫn đọc– hiểu văn bản.

GV tổ chức cho HS đọc văn bản. Thử chia bài văn này thành ba phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần.

I/ Go-rơ-ki và tiểu thuyết “Thời thơ ấu”.

Xem SGK tr. 232. II/ Đọc – hiểu văn bản:

1.Bố cục và các mối liên kết: -“Có đến ... nó cúi xuống”: Tình bạn tuổi thơ trong trắng. -“Trời đã ... đến nhà tao”:

Tìm những chi tiết xuất hiện ở phần đầu và phần cuối tạo nên sự kết nối chặt chẽ

Xem xét hoàn cảnh của chú bé A-li- ô-sa, ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni- cốp và quan hệ giữa hai gia đình để lí giải vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn, khiến hơn ba mươi năm sau ông vẫn còn nhớ như in và thuật lại hết sức xúc động.

Tìm trong bài văn rồi phân tích, bình luận một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa.

Chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong bài văn này?

HĐ3:Củng cố -Tổng kết.

Nhận xét về nghệ thuật và giá trị nội dung đoạn trích.

-Phần còn lại: Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn

*Cách triển khai nghệ thuật của người kể chuyện ở các yếu tố chủ chốt: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu.

2.Những đứa trẻ sống thiếu tình thương:

-Hai nhà hàng xóm nhưng thuộc hai thành phần xã hội khác nhau: dân thường và quan chức giàu sang nên Ốp- xi-an-ni-cốp không cho những đứa con của mình chơi với A-li-ô-sa. A. mất bố, mẹ lại đi lấy chồng khác, bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà là hiền hậu. Mấy đứa con nhà đại tá thì mẹ chết, sống với dì ghẻ, cũng bị bố cấm đoán, đánh đòn ...

-Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến chúng thân thiết nhau, để lại ấn tượng sâu sắc và kể xúc động (dù sau 30 năm).

3.Những quan sát và nhận xét tinh tế:

-Trước khi quen thân, A. chỉ biết: “ba đứa cùng mặc áo cánh ... theo tầm vóc”.

-Khi mấy đứa trẻ kể chuyện: “Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con” (sợ hãi, co cụm khi thấy diều hâu), toát lên sự thông cảm với bất hạnh

-Khi đại tá mắng: “Tức thì cả mấy đứa ... con ngỗng ngoan ngoãn”. Cách so sánh thể hiện dáng dấp bên ngoài và thế giới nội tâm của chúng. “Tôi nhớ lại thì không bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ”: A. thông cảm với bạn.

4.Chuyện đời thường và truyện cổ tích:

-Qua chi tiết người “mẹ thật”:

+Mẹ thật của các cậu ...về làm sao được +Không được ư? ... của bọn phù thủy. -Qua hình ảnh người bà nhân hậu:

Bà kể chuyện cổ tích, A. kể lại, chỗ nào quên lại chạy về hỏi bà. Khi thằng lớn khái quát: “Có lẽ ... rất tốt”; thằng bé “thường nói một cách buồn bã ...11 năm”

-Tác giả chủ tâm không nhắc đến tên những đứa trẻ kia làm cho câu chuyện tình bạn của bọn trẻ sống thiếu tình thương mang ý nghĩa khái quát hơn và đậm màu sắc cổ tích nhiều hơn.

III/ Tổng kết:

thường với truyện cổ tích, Mac-xim Go-rơ-ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm thời thơ ấu, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.

IV/ Dặn dò:

Tóm tắt đoạn trích. Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích. Ôn tập toàn bộ các văn bản đã học ở học kì I.

Chuẩn bị cho tiết 86 - 87: Trả bài kiểm tra Văn và Tiếng Việt.

Ngày soạn: 27.12.2008 Ngày dạy: 07.01.2008 Tuần 18

Tiết 86

TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆTI/ Mục tiêu cần đạt: I/ Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS củng cố lại kiến thức Tiếng Việt trong học kì I.

Đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh về tri thức, kĩ năng vận dụng.

Rút kinh nghiệm các lỗi sai trong bài làm để làm bài kiểm tra tổng hợp học kì I.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 kì 2 (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w