Về nhà: Ôn tập học kì II, đọc mục em có biết.

Một phần của tài liệu sinh hoc 10 (Trang 100 - 104)

Ngày soạn 30. 04. 07 Ngày dạy 04. 05. 07

Tiết 34. ÔN TẬP HỌC KÌ II A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu.

Sau khi học xong bài này HS cần:

1.Kiến thức:

- Nêu và khái quát được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật, thấy được tính đa dạngvề dinh dưỡng của chúng.

- Nêu được tính đa dạng về kiểu chuyển hoá vật chất ở vi sinh vật.

- Trình bày được sự sinh trưởng của vi sinh vật, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của chúng. Ứng dụng.

- Nêu được các hình thức sinh sản của vi sinh vật.

- Nêu được cấu trúc của virut, tác hại và ứng dụng của virut trong thực tiễn.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng khái quát, tổng hợp, so sánh, hoạt động nhóm, liên hệ lí thuyết và thực tế.

3.Giáo dục:

- Vận dụng kiến thức vào đời sống.

- Tiếp tục hoàn thiện thế giới quan sinh học cho HS. II. Chuẩn bị.

1.Thầy:

- Bảng, sơ đồ SGK phóng to, phiếu học tập.

2.Trò:

- SGK, ôn tập ở nhà.

B. Phần thể hiện khi lên lớp.

I. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 10'

Đề bài

1. Các hình thức sinh sản chủ yếu của tế bào nhân thực là: a. Phân đôi

b. Phân đôi, nảy chồi.

c. Phân đôi, nảy chồi, bào tử đốt.

d. Phân đôi, nảy chồi, bào tử vô tính, bào tử hữu tính. 2. Mỗi loại virut chỉ nhân lên trong các tế bào nhất định vì:

a. Tế bào có tính đặc hiệu b. Virut có tính đặc hiệu

c. Virut không có cấu tạo tế bào d. Virut và tế bào có cấu tạo khác nhau 3. Đặc điểm chỉ có ở vi khuẩn mà không có ở virut là:

a. Không có cấu tạo tế bào

b. Chứa ribôxôm, sinh sản độc lập c. Chỉ chứa ADN hoặc ARN

d. Kí sinh bắt buộc

a. Làm tăng tế bào bạch cầu b. Làm giảm lượng hồng cầu

c. Phá huỷ tế bào limphô T và các đại thực bào d. Làm vỡ tiểu cầu.

5.Giữ được thực phẩm khá lâu trong tủ lạnh vì: a. Nhiệt độ thấp có thể diệt vi khuẩn

b. Nhiệt độ thấp làm thức ăn đông lại.

c. Trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được d. Ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn kí sinh bị ức chế.

Đáp án

Mỗi câu trả lời đúng 2 điểm 1d, 2a, 3b, 4c, 5d

II. Dạy bài mới:

Hoạt động 1

Chuyển hoá vật chất và năng lượng (7')

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

+ Yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ trang 129.

+ GV: Nhấn mạnh 2 kiếu dinh dưỡng cơ bản.

+ Yêu cầu HS hoàn thành bảng trang 130.

+ Nhấn mạnh lại nội dung cơ bản.

+ Vikhuẩn sử dụng năng

lượng vào những hoạt động chủ yếu nào?

+ HS trao đổi nhanh, lên bảng điền. Các nhóm nhận xét. 1: Quang tự dưỡng: vi tảo, vi khuẩn lam…

2. Quang dị dưỡng: Vi khuẩn tía và màu lục không có S… 3. Hoá tự dưỡng: vi khuẩn nitrat, vi khuẩn S…

4. Hoá dị dưỡng: nấm, ĐVNS, vi khuẩn kí sinh, hoại sinh…

+ HS hoàn thành bảng trang 130. Đại diện báo cáo, các nhóm khác nhận xét.

+ Trả lời.

1.Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.

+ Hai kiếu dinh dưỡng cơ bản: - Quang tự dưỡng - Hoá dị dưỡng 2. Chuyển hoá vật chất + Hô hấp: - Hiếu khí: Nấm, ĐVNS, vi tảo, vi khuẩn hiếu khí. - Kị khí:

+ Lên men: Nấm men rượu, vi khuẩn lactic

Hoạt động 2

Sinh trưởng của vi sinh vật(10')

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

+ Thế nào là sinh trưởng của quần thể vi sinh vật, đặc điểm.

+ Nêu các pha trong nuôi cấy không liên tục.

+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trang 130.

+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục IV SGK.

+ Trả lời

- Pha tiềm phát: M = 0, g = 0

- Pha luỹ thừa: M cực đại, g ngắn nhất, không đổi theo thời gian.

- Pha cân bằng: M = 0 - Pha suy vong

- Các chất cacbon hữu cơ như đường có thể là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn, nhưng nếu nồng độ quá cao sẽ gây co nguyên sinh ở tế bào. Muối NaCl tương tự. - Dùng nhiệt độ cao, tia tử ngoại để thanh trùng, dùng pH và độ ẩm để kiểm soát hoạt động của vi sinh vật…

+ Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng cá thể của quần thể.

+ Đặc điểm: diễn ra rất nhanh.

+ Nuôi cấy không liên tục

+ Nuôi cấy liên tục

- Nguyên tắc: giữ cho môi trường ổn định.

- Ứng dụng: sản xuất các sản phẩm sinh học.

+ Các biện pháp kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh vật.

Hoạt động 3

Sinh sản của sinh vật(5')

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

+ Nêu các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân thực, nhân sơ. So sánh.

+ Vi sinh vật nhân sơ sinh sản phân đôi khác với phân đôi bằng cách nguyên phân ở vi sinh vật nhân thực.

+ Hình thức: Phân đôi, bào tử, nảy chồi.

+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần III trang 131.

- Vi sinh vật nhân thực: có sự sinh sản bằng bào tử hữu tính.

+ Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử: ngoại bào tử, bào tử đốt, nội bào tử.

+ Ở nấm: bào tử vô tính(bào tử kín hoặc bào tử trần) được hình thành từ nguyên phân, bào tử hữu tính được hình thành qua quá trình giảm phân. + Ứng dụng: nhờ khả năng sinh sản nhanh - Sản xuất các sản phẩm sinh học.

- Theo dõi các thế hệ sau trong các phép lai.

Hoạt động 4: Virut(10')

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần V trang 132.

+ Yêu cầu HS hoàn thành bảng trang 132.

+ Nhấn mạnh lại nội dung cơ bản.

+ Virut có đặc điểm:

- Vô sinh: Kích thước bé, không có cấu tạo tế bào, không có trao đổi chất riêng, không có cảm ứng…

- Thể sống: có tính di truyền đặc trưng, một số virut có enzim riêng, nhân lên trong cơ thể vật chủ phát triển…

+ HS hoàn thành bảng trang 130. Đại diện báo cáo, các nhóm khác nhận xét.

Virut Loại

axitnuclêic

Vỏ capsit Vỏ ngoài Vật chủ Phương thức lan truyền

HIV ARN (1mạch,

2 phân tử)

Khối Có Người Qua máu, đường

tình dục, mẹ sang con.

Virut khảm thuốc lá

ARN (1mạch) Xoắn Không Cây thuốc

Chủ yếu do động vật chích hút

Phagơ T2 ADN (2 mạch) Hôn hợp Không E. coli Qua dịch nhiễm phagơ

Virut cúm ARN (1mạch) Xoắn Có Người Chủ yếu qua sol

khí: hắt hơi, thở…

Một phần của tài liệu sinh hoc 10 (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w