Hướng dẫn học bài và làm bài.(2’)

Một phần của tài liệu sinh hoc 10 (Trang 32 - 36)

- Hướng dẫn cho học sinh ôn tập chuẩn bị kiểm tra 45’. - Về nhà: Ôn tập kiến thức chuẩn bị kiểm tra 45’.

Ngày soạn 28. 10. 2006 Ngày dạy 07.11. 2006

Tiết 9: KIỂM TRA 45’ A- Phần chuẩn bị.

I- Mục tiêu

- Học sinh làm bài nghiêm túc.

- Đánh giá đúng thực chất kiến thức học sinh. - Giáo dục ý thức tự giác, tự lập cho học sinh. II- Chuẩn bị.

1- Thầy: Đề, đáp án. 2- Trò: Giấy kiểm tra.

B- Phần thể hiện khi lên lớp.

I- Ổn định tổ chức lớp. II- Bài mới.

ĐỀ BÀI:Câu 1: (2,5 điểm) chon câu trả lời đúng nhất. Câu 1: (2,5 điểm) chon câu trả lời đúng nhất.

1.) Sinh vật nhân thực gồm những giới nào?

a.) Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật. b.) Giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật. c.) Giới nguyên sinh, giới tảo, giới thực vật, giới động vật.

d.) Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật.

2.) Những chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong tế bào.

a.) Cacbôhiđrat, lipit, Protein và Axitnuclêic. b.) Cacbôhiđrat, lipit, Axitnuclêic và glucô. c.) Cacbôhiđrat, lipit, Protein và Axitamin. d.) Cacbôhiđrat, lipit, Protein và Xenlulôzơ.

3.) Lipit là gì?

a.) Là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ cacbon, hiđrô và ôxi. b.) Là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ cacbon, hiđrô, ôxi và nitơ. c.) Là hợp chất hữu cơ tan trong nước.

d.) Cả a và c.

4- Thành tế bào nhân sơ được cấu tạo từ những chất nào?

a.) Kitin c.) Peptiđoglican

b.) Xenlulôzơ d.) Protein

5- Tập hợp các bào quan nào chỉ có ở thực vật?

a.) Trung thể, Thể gôngi và Lạp thể. b.) Lục lạp, lirôxôm và không bào.

c.) Ti thể, lục lạp, Ribôxôm và không bào. d.) Lục lạp, thành Xenlulôzơ và không bào.

Câu 2: (0,5 điểm) Xây dựng trình tự chuỗi xoắn kép ADN, cho biết trình tự một chuỗi

pôlinuclêôtit là:

- A - T - T - X - G - X - T - A – ……….

Câu 3: (1 điểm)

Tìm nội dung thích hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng sau.

Thành phần ADN ARN

- Bazơ nitơ - Đường

Câu 4: (1 điểm)

Xếp tên các đường (cột B) ứng với từng loại chất hữu cơ (cột A) và ghi kết quả vào cột C.

A B C 1. Đường đơn 2. Đường đôi 3. Đường đa a. Fructôzơ. b. Saccaôzơ. c. Tinh bột. d. Xenlulôzơ. e. Glucôzơ 1. ... .... 2. ... .... 3. ... .... Câu 5: (3,5 điểm)

Giải thích nguyên tắc thữ bậc và đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống. Lấy ví dụ minh hoạ.

Câu 6: (1,5 điểm)

Nêu chức năng của ADN. Đặc điểm cấu trúc nào của ADN giúp chúng thực hiện được chức năng đó.

ĐÁP ÁNCâu 1: Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm. Câu 1: Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm.

1b, 2c, 3a, 4c, 5d Câu 2: (0,5 điểm) - A - T - T - X - G - X - T - A - - T - A - A - G - X - G - A - T - Câu 3: (1 điểm) Thành phần ADN ARN - Bazơ nitơ A, T, G, X A, U, G, X - Đường C5H10O4 C5H10O5 Câu 4: (1 điểm) A B C 1. Đường đơn 2. Đường đôi 3. Đường đa a. Fructôzơ. b. Saccaôzơ. c. Tinh bột. d. Xenlulôzơ. e. Glucôzơ 1.) a, e 2.) b 3.) c, d Câu 5: (3,5 điểm)

- Giải thích nguyên tắc thứ bậc: Cấp tổ chức dưới làm nền tảng để xây dựng nên cấp tổ chức cao hơn. (1 điểm)

- Đặc tính nổi trội: Cấp tổ chức cao có những đặc điểm mà cấp tổ chức thấp hơn không có. (1 điểm)

- Lấy được 2 ví dụ minh hoạ. (1,5 điểm)

Câu 6: (1,5 điểm)

- Đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện được chức năng: (1 điểm) + Nguyên tắc đa phân liên quan đến khả năng lưu giữ.

+ Nguyên tắc bổ xung liên quan đến chức năng bảo quản tốt thông tin di truyền (sửa chữa ĐB), truyền đạt thông tin di truyền qua quá trình nhân đôi và phiên mã.

Một phần của tài liệu sinh hoc 10 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w