Hướng dẫn học bài và làm bài.

Một phần của tài liệu sinh hoc 10 (Trang 36 - 38)

- Về nhà ôn lại kiến thức về khung xương tế bào và màng sinh chất. - Hoàn thành PHT số 1

Bào quan

Nội dung NC

Không bào Lizôxôm

- Cấu trúc - Chức năng

- PHT số 2:

Bào quan

Nội dung NC Thành tế bào Chất nền ngoại bào

- Cấu trúc - Chức năng

Ngày soạn: 15.11.2006 Ngày dạy 22.11.2006

Tiết 12:

Thực hành : THÍ NGHIỆM CO NGUYÊN SINH VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này HS cần:

1. Kiến thức

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng làm tiêu bản hiển vi.

- Biết cách điều kiển sự đóng mở của các tế bào khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào tế bào.

- Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau. - Tự mình thực hiện được thí nghiệm theo qui trình đã cho trong SGK.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, thực hành.

3. Giáo dục

- Tính cẩn thận, tỉ mỉ trong nghiên cứu khoa học. II. Chuẩn bị

1. Thầy

- Cây thài lài tía.

- Kính hiển vi quang học.

- Lưỡi dao cạo râu, phiến kính, lá kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm. - Nước cất, dung dịch nước muối loãng.

2. Trò

- Nghiên cứu nội dung bài thực hành. - Cây thài lài tía, bút chì, vở thực hành.

B. Phần thể hiện khi lên lớp.

I. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - Chia nhóm, dụng cụ thí nghiệm. - Phổ biến nội qui phòng thí nghiệm.

II. Dạy bài mới.

Hoạt động 1

Quan sát hiện tượng co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây.(22’)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

+ Giới thiệu cách sử dụng kính hiển vi. + GV làm mẫu thí nghiệm co nguyên sinh.

+ Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm co nguyên sinh trên tế bào biểu bì lá cây thài lài tía. Vẽ hình dạng tế bào khí khổng trước và sau khi nhỏ nước muối. + Hướng dẫn, uốn nắn. Kiểm tra kết quả của các nhóm ngay trên kính hiển vi.

+ Đưa câu hỏi:

- Lúc này khí khổng đóng hay mở? Giải

thích.

- Thay đổi nồng độ muối tốc độ co

nguyên sinh diễn ra như thế nào?

+ Quan sát.

+ Tiến hành thí nghiệm co nguyên sinh trên tế bào biểu bì lá cây thài lài tía. Vẽ hình quan sát được.

+ Lúc này khí khổng đóng, do nồng độ muối ưu trương.

+ Nồng độ muối càng cao tốc độ co nguyên sinh diễn ra càng nhanh.

Hoạt động 2 (15’)

Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

+ Làm mẫu, hướng dẫn HS cách quan sát hiện tượng phản co nguyên sinh trên tiêu bản thí nghiệm co nguyên sinh của thí nghiệm trước.

+ Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm phản co nguyên sinh. Vẽ hình dạng tế bào

+ Hướng dẫn, uốn nắn. Kiểm tra kết quả của các nhóm ngay trên kính hiển vi.

+ Đưa câu hỏi:

- Lúc này khí khổng đóng hay mở? Giải

thích.

- Tế bào lúc này có gì khác so với tế bào khi co nguyên sinh.

+ Quan sát.

+ Tiến hành thí nghiệm phản co nguyên sinh. Vẽ hình dạng tế bào.

+ Lúc này khí khổng mở, do nước cất là dung dịch nhược trương.

+ Màng tế bào giãn dần ra cho tới khi về trạng thái ban đầu.

Một phần của tài liệu sinh hoc 10 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w