Hướng dẫn học bài và làm bài: (5')

Một phần của tài liệu sinh hoc 10 (Trang 79 - 82)

- Hướng dẫn HS tiếp tục quan sát thí nghiệm lên men êtilic viết thu hoạch. - Về nhà thực hiện làm sữa chua, muối dưa chua.

- GV nhận xét, đánh giá giờ thực hành. - HS vệ sinh phòng thí nghiệm.

CHƯƠNG II. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA SINH VẬT

Tiết 26. SINH TRƯỞNG CỦA SINH VẬT A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu.

Sau khi học xong bài này HS cần:

1.Kiến thức:

- Nêu được 4 pha sinh trưởng cơ bản của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục và ý nghĩa của từng pha.

- Trình bày được ý nghĩa của thời gian thế hệ(g). Nêu được nguyên tắc và ý nghĩa của nuôi cấy liên tục.

2. Kĩ năng:

- Rèn khả năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát, vận dụng.

3.Giáo dục:

- Liên hệ với thực tiễn đời sống. II. Chuẩn bị.

- Hình 25-1 SGK.

2.Trò:

- Ôn lại kiến thức về sinh trưởng.

B. Phần thể hiện khi lên lớp.

I. Kiểm tra bài cũ: Không II. Dạy bài mới:

(?) Nêu khái niệm sinh trưởng, phát triển của sinh vật.(2')

- Từ câu trả lời của HS giáo viên giới thiệu nội dung chương II và bài học.

Hoạt động 1

Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng.(13')

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

+ GV phân tích: Ở sinh vật đa bào sự sinh trưởng làm tăng vật chất sống, kích thước cơ thể nhưng không nhất thiết có sự sinh sản ngay. Ở vi sinh vật cơ thể chỉ là một tế bào khi sinh trưởng làm tăng các thành phần sống trong tế bào, đây là một nguyên nhân dẫn tới tế bào phân chia(sinh sản).

+ Thế nào là sự sinh trưởng

của quần thể vi sinh vật.

+ HS: Trả lời - Là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

+ Yêu cầu HS trả lời lệnh trang

99.

+ GV: Hướng dẫn HS phân tích bảng số liệu trang 99 trả lời lệnh trang 99.

+ GV: Mỗi loài sinh vật có g riêng, cùng loài nhưng với điều kiện nuôi cấy khác nhau thì g cũng khác nhau.

Ví dụ: - Vi khuẩn lao: 1000' - Trùng đế giày: 24 giờ

+ GV: giới thiệu về tốc độ sinh trưởng riêng (M). + HS: số tế bào tăng gấp đôi. 1 -> 2 -> 4 -> 8 -> … + HS phân tích bảng số liệu trang 99 trả lời: 105 . 26 = 64. 105

thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia.

- Số lượng tế bào của quần thể vi khuẩn sau n lần phân chia: Nt = N0 .2n

Hoạt động 2

Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.( 25')

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

+ Thế nào là môi trường

nuôi cấy không liên tục? Gồm mấy pha.

+ Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập. + GV: Nhận xét, bổ sung.

+ HS: Nghiên cứu SGK trả lời.

+ HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập. Báo cáo.

1. Nuôi cấy không liên tục.(20') tục.(20')

* Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và lấy đi các sản phẩm trao đổi chất. * Gồm 4 pha: Pha Đặc điểm Pha tiềm phát

- Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng.(M=0)

- Enzim cảm ứng được hình thành. Pha luỹ

thữa

- Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ sinh trưởng lớn nhất và không đổi. - Số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.(M cực đại)

Pha cân bằng

- Số lượng tế bào lớn nhất, không đổi. Số lượng tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.(M=0)

Pha suy vong

- Số tế bào của quần thể giảm.

- Do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ.

+ GV: Treo sơ đồ hình 25 yêu cầu một HS lên bảng điền tên các pha và mô tả quá trình nuôi cấy không liên tục.

+ Yêu cầu HS trả lời lệnh trang 101.

+ Thế nào là môi trường nuôi

cấy liên tục?

+ Củng cố: Lấy ví dụ về nuôi cấy liên tục và không liên tục trong thực tiễn.

+ HS lên bảng điền tên các pha và mô tả. + HS: Pha cân bằng. + Căn cứ phần lệnh trên để trả lời.

2. Nuôi cấy liên tục (5')

- Môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng vào và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương.

- Ứng dụng: Sản xuất sinh khối để thu nhận prôtêin đơn bào, axitamin, enzim, kháng sinh, Hoocmôn…

Một phần của tài liệu sinh hoc 10 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w