CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC.
Trong những năm vừa qua với nhiều sự kiện quan trọng đáng nhớ, ghi nhận một bước ngoặt lớn trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước ta, mở ra nhiều vận hội và những thách thức mới. Để có thể đứng vững và phát triển đòi hỏi sự nỗ lực từ phía mọi thành phần kinh tế, mọi thành viên trong xã hội. Nhận thức được những cơ hội và thách thức trong thời gian tới, căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ của Chi nhánh NHPT tỉnh Lào Cai đã phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu đến cuối năm 2010 như sau:
- Tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng bình quân 18-20%.
- Dư nợ tín dụng đạt 750 tỷ, tốc độ tăng trưởng 13-15%. Trong đó dư nợ vốn TDĐT đạt 400 tỷ chiếm khoảng 55% tổng dư nợ.
- Tỷ lệ nợ xấu đối với vốn TDĐT luôn ở mức dưới 1%. Định hướng cho vay đối với vốn TDĐT.
- Tập trung cho vay vào các chủ đầu tư đã có được vị trí trên thị trường và có tài sản đảm bảo tiền vay, có chiến lược cho vay rõ ràng.
- Tập trung cho vay các phương án kinh doanh có thời gian thu hồi vốn nhanh nhằm giảm rủi ro tín dụng.
- Giảm tỷ lệ nợ quá hạn cho vay. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất dể đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng.
- Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, không chỉ dừng lại ở sản phẩm truyền thống mà phải nghiên cứu, phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Điều chỉnh cơ cấu tăng trưởng tín dụng theo hướng tăng tốc độ cho vay trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng.
3.1.1. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 2006-2010 của đất nước và của các vùng kinh tế.
Theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX phấn đấu đến năm 2010 GDP của nước ta tăng ít nhất gấp 2 lần so với năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm từ 7,5% - 8%; tăng trưởng xuất khẩu từ 14% - 16% và cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Để đạt được mục đích đó, tổng đầu tư toàn xã hội phải đạt khoảng 1.850 đến 1.960 nghìn tỷ đồng, chiếm 37-38% GDP; trong đó dự kiến nguồn vốn TDĐT phát triển của nhà nước đạt 160-170 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 50% so với giai đoạn 2001-2005.
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 10/4/2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 đã chỉ rõ: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
- Các nhiệm vụ chủ yếu.
+ Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp.
+ Chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường, hình thành đồng bộ các loại thị trường và hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của nước ta.
+ Tích cực, chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế.
+ Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức.
+ Tạo chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hoá, đạo đức và lối sống; kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao thể chất và sức khoẻ nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường.
+ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xoá đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh; đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
+ Phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển rõ rệt về cải cách hành chính, ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
+ Tăng cường quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hoà bình và ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.