ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
+ Tăng cường quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hoà bình và ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Hệ thống NHPT đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020. nhìn đến 2020.
Mục tiêu chung đến năm 2010: Tập trung hỗ trợ cho các chương trình dự án trọng điểm của Chính phủ ; tăng cường năng lực tài chính và từng bước hiện đại hoá các hoạt động ; tài chính công khai minh bạch; hướng tới thị trường thị trường và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Tầm nhìn đến năm 2020: NHPT vừa là công cụ đắc lực của Chính phủ trong tài trợ đầu tư phát triển, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường tài chính với sự đa dạng về dịch vụ Ngân hàng, hoạt động năng động trên thị trường vốn của khu vực và quốc tế, tiềm lực tài chính mạnh, đủ sức đảm nhận những nhiệm vụ mới trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước công nghiệp năm 2020.
3.1.3. Sự cần thiết đổi mới và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn TDĐT phát triển của Nhà nước. Nhà nước.
Một là, đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển đất nước ngày càng cao; nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước tránh đầu tư dàn trải, chống thất thoát lãng phí trong đầu tư.
Đây là một kênh tín dụng rất quan trọng để Nhà nước tập trung hỗ trợ vào các chương trình, dự án sản phẩm trọng điểm nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy được lợi thế từng ngành, từng vùng, từng sản phẩm, tăng cường trang thiết bị
có công nghệ tiên tiến, hiện đại hoá sản xuất công nghiệp, trước hết phải tập trung vào các ngành và sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, cơ sở hạ tầng của các vùng miền có khó khăn mà Ngân sách Nhà nước không có nguồn để hỗ trợ; các tổ chức tín dụng không muốn cho vay và các nhà đầu tư ngần ngại vì vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, độ rủi ro cao.
Hai là, đáp ứng các yêu cầu thực hiện các nguyên tắc và cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cần được điều chỉnh theo nguyên tắc vừa đảm bảo lợi ích quốc gia, vừa phù hợp với các cam kết hội nhập, theo đó việc hoạch định chính sách tín dụng Nhà nước sẽ bị tác động ở một số nội dung chủ yếu sau:
- Đối tượng, hình thức và thời hạn hỗ trợ sẽ được điều chỉnh phù hợp với hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO.
- Việc hoàn thiện chính sách tài chính trong đó có chính sách hỗ trợ đầu tư và xuất khẩu, chính sách chi Ngân sách Nhà nước phải bảo đảm tính minh bạch; cải cách hệ thống Ngân hàng phải tách bạch rõ hoạt động cho vay theo chính sách và cho vay thương mại, đảm bảo môi trường pháp lý lành mạnh bình đẳng và một hệ thống chính sách ổn định, công khai rõ ràng phù hợp với thông lệ quốc tế từ khâu hoạch định, tổ chức bộ máy và triển khai thực hiện. Từ đó đặt ra yêu cầu cần đổi mới chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo hướng tiếp cận với thị trường, phù hợp với xu thế phát triển và quá trình hội nhập quốc tế.
Ba là, khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Những kết quả đạt được trong thời gian qua đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Nhà nước về chính sách đầu tư phát triển, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, đã bộc lộ những tồn tại, vướng mắc, hạn chế hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, (như đã trình bày ở phần trên) nếu không được khắc phục kịp thời sẽ rất khó khăn trong việc khẳng định và nâng cao vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đối với nền kinh tế.