Trong những năm vừa qua NHPT tỉnh Lào Cai có được sự phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển toàn diện của Ngân hàng, hoạt động cho vay vốn TDĐT cũng đã đạt được những bước tiến mới góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước nói chung, và sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai nói riêng.
Trong những năm vừa qua Chi nhánh NHPT tỉnh Lào Cai đã đạt được những kết quả khả quan đặc biệt là trong hoạt động cho vay vốn TDĐT.
Chi nhánh NHPT Lào Cai đã làm tốt vai trò thay mặt NHPT là cơ quan quản lý vốn TDĐT phát triển của Nhà nước trên địa bàn, tổng doanh số cho vay trên địa bàn từ khi bàn giao từ khi thành lập NHPT là 1.233 tỷ đồng cho khoảng hơn 200 dự án, có 02 dự án nhóm A, trong đó 1 dự án tổ hợp đồng Sin Quyền đã đưa vào hoạt động, chủ yếu là các dự án nhóm C và B, tập trung chủ yếu vào các ngành mũi nhọn của Tỉnh như khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện, xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, thương mại, các chương trình kiên cố hoá đường giao thông, kênh mương, sản xuất các mặt hàng xuất nhập khẩu, du lịch... Ngoài ra góp phần làm tăng thêm giá trị tài sản cố định, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nhiều tích luỹ cho doanh nghiệp, tăng thu cho Ngân sách góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại tỉnh Lào Cai.
Chi nhánh NHPT tỉnh Lao Cai cho vay với mục tiêu phi lợi nhuận nên để đánh giá được hiệu quả của công tác cho vay vốn TDĐT thì phải thông qua hiệu quả của các dự án phát triển.
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Lào Cai là một tỉnh miền núi phía bắc mới phát triển và được tận dụng rất nhiều lợi thế. Địa lý gần cửa khẩu là nơi rất thuận tiện trao đổi mua bán và giao lưu văn hóa với nước láng giềng là Trung Quốc là một đất nước gần đây phát triển vượt bậc và khá mạnh. Trước kia thì các nhà đầu tư chưa chú ý và tỉnh chưa được các nhà đầu tư lớn để mắt tới nên thường chỉ là buôn bán nhỏ, và làm nông nghiệp như: Trong rau, trồng lúa, làm nương... và thủ công nghiệp như: Đan giỏ, xưởng đóng đồ gỗ... Nhưng gần đây cùng với sự phát triển của đất nước tỉnh cũng đã có khá nhiều các nhà đầu tư đến để khai thác tiềm năng làm giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã chuyển những hạng mục đầu tư của mình sang làm thủy điện như một số thủy điện Cốc San, cầu đưởng giúp cho giao thông được thuận tiện, gần đây đang triển khai xây dựng con đường cao tốc Xuyên Á tuyến Hà Nội – Lào Cai giúp cho thuận tiện và rút ngắn thời gian rất nhiều. Các ngành dịch vụ phát triển khá mạnh có rất nhiều nơi tham quan nổi tiếng như: Sapa, Bắc Hà, cửa khẩu Hà Khẩu của tỉnh Vân
Nam – Trung Quốc, là nơi các du khách được hiểu biết thêm về phong tục tập quán, bản sắc văn hóa cũng như đời sống của người dân nơi đây.
- Về lao động, việc làm.
Nhờ có sự chuyển biến về đầu tư cho phù hợp với sự phát triển kinh tế của tỉnh cũng như của đất nước mà cơ hội việc làm dễ dàng hơn rất nhiều và được tăng lên đáng kể thông qua bảng sau:
Bảng 2.7: Sự gia tăng về lao động
Đơn vị: Nghìn người
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lao động trong nông nghiệp, thủ công nghiệp
487 576 791
Số lao động trong thương mại – dịch vụ 839 964 11.211
Số lao động khác 54 57 60
Tỷ lệ thất nghiệp 9,9% 6,1% 4,3%
(Nguồn: Thống kê Sở lao động năm 2007 – 2009)
Thông qua bảng trên ta thấy tỷ lệ thất nghiệp những năm gần đây tương đối ít và có xu hướng giảm dần. Năm 2009 chỉ còn 4,3% đã giảm so với năm 2008 là 1,8%, so với năm 2007 là 5,6%, qua đó ta thấy số lượng công ăn việc làm của người dân nơi mỗi năm một tăng cho thấy đời sống của người dân được thay đổi và ổn định hơn, được quan tâm và chú ý nhờ có sự đầu tư của Nhà nước với các dự án phát triển đã giúp làm đổi mới cuộc sống của người dân.
- Về lợi nhuận của các dự án phát triển.
Tuy các dự án phát triển nhằm mục đích phục vụ cho người dân là chủ yếu nhưng số lợi nhuận từ các dự án về lâu dài cũng được tăng lên. Một vài năm đầu khi đưa vào sử dụng thì phần lợi nhuận có thể âm, doanh thu không bù đắp được các chi phí bỏ ra, nhưng về lâu dài thì lợi ích cho nhân dân là rất lớn. Ta có thể thấy rõ hơn qua tổng lợi nhuận của các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn TDĐT. Năm 2007 tổng lợi nhuận mà các dự án thu được là 108.247 triệu đồng, năm 2008 thu được 112.169 triệu đồng, năm 2009 đạt tới 186.793 triệu đồng. Đó là một điều rất đáng khích lệ và là động lực để các chủ đầu tư cần có thêm những hạng mục đầu tư khác nữa.
- Về sự đóng góp của các dự án vào Ngân sách Nhà nước.
Vì các dự án hầu hết là của Chính phủ chỉ đạo cho vay nên số đóng góp quay trở lại Nhà nước là ít. Nhưng các dự án khi đi vào hoạt động cũng đóng góp cho Nhà nước ngày càng tăng năm 2007 chỉ có 10.824 triệu đồng sang đến năm 2008 tăng lên 11.216 triệu đồng đến năm 2009 thì số nộp Ngân sách Nhà nước là 18.679 triệu đồng. Số đóng góp vào Ngân sách Nhà nước tuy không lớn nhưng cũng góp phần thực hiện tốt nghĩa vị đối với Nhà nước thông qua thuế.