điểm chủ đạo như sau:
- Đổi mới phải phù hợp với chiến lược phát triển trước mắt và lâu dài, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hiện hành, đồng thời phải phù hợp với các thông lệ Quốc tế. Có như vậy mới không gây chồng chéo giữa các cơ quan chức năng của Nhà nước liên quan đến quản lý tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Đổi mới phải bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc được hưởng các chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước. Bảo đảm huy động và khuyến khích tối đa các thành phần kinh tế trong xã hội bỏ vốn đầu tư với tổng mức cao nhất. Đồng thời nâng cao vai trò điều tiết của Nhà nước, ưu tiên đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực, cùng vùng Nhà nước khuyến khích đầu tư.
- Đổi mới phải tính đến hiệu quả đầu tư, tiết kiệm ở mức tốt nhất vốn đầu tư, tránh lãng phí. Hiệu quả ở đây không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế, mà còn cả vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng và lợi ích quốc gia khác. Bảo đảm tăng trưởng kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa đáp ứng được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3.1.5. Những phương hướng chủ yếu tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. đầu tư phát triển của Nhà nước.
Quản lý tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải được đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trên cơ sở xác định rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức cho vay, và chủ đầu tư. Tiếp tục xoá bỏ cơ chế hành chính bao cấp “xin - cho” mở rộng các hình thức đầu tư. Khuyến khích các thành phần kinh tế tự đầu tư. Đa dạng hoá các loại hình hỗ trợ của Nhà nước. Công tác tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong thời gian tới cần được đổi mới theo hướng sau đây:
- Công tác tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được quản lý tập trung, thống nhất; vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được sử dụng để đầu tư xây dựng các dự án thuộc một số ngành, nghề trọng điểm cần được ưu tiên. Các chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư của
các thành phần kinh tế. Việc cho vay phải phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết hội nhập. Trong điều kiện vốn của Nhà nước còn hạn hẹp, cần mở rộng các hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; bảo lãnh tín dụng đầu tư để hỗ trợ và khuyến khích các thành phần kinh tế tự đầu tư. Các dự án đầu tư từ nguồn vốn TDĐT phát triển, dù được vay trực tiếp hay được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, đều phải lấy hiệu quả và khả năng hoàn vốn làm tiêu chuẩn để quyết định đầu tư.
- Xác định rõ và nâng cao trách nhiệm của tổ chức cho vay và chủ đầu tư đối với từng dự án. Tổ chức cho vay phải thu được nợ, chủ đầu tư vay vốn phải có trách nhiệm trả nợ đúng hạn.
- Xác định rõ nguồn vốn để cân đối cho yêu cầu tín dụng ưu đãi của Nhà nước một cách nhất quán, lâu dài, và tập trung quản lý thống nhất nguồn vốn này, việc kế hoạch hoá vốn cho vay từ Trung ương chỉ là kế hoạch định hướng và phân bổ tổng số, giao các Bộ, địa phương xác định mục tiêu chủ yếu (danh mục dự án) phù hợp với chiến lược phát triển ngành và lãnh thổ. Chuyển phương thức bố trí vốn dần theo kế hoạch hàng năm mang tính hành chính sang phương thức bố trí cho vay trực tiếp theo dự án trên cơ sở xem xét hiệu quả của dự án và cho vay đủ, đúng tiến độ thực hiện dự án. - Cần được quy định cụ thể, rõ ràng, thống nhất và ổn định các cơ chế về: đối tượng, điều kiện, nguyên tắc, mức vốn cho vay, lãi suất, trình tự, thủ tục đối với cho vay, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.
3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC.