Doanh số cho vay các năm có nhiều sự thay đổi do Cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước các năm không ổn định về đối tượng cho vay, các hướng dẫn của các Bộ chuyên ngành chậm không theo kịp nghị định, do đó việc triển khai cho vay theo nghị định 151/NĐ-CP ngày 20/12/2006 còn chậm, đến khi có các văn bản hướng dẫn triển khai thì nền kinh tế lâm vào lạm phát, thị trường tài chính tiền tệ khủng hoảng cân đối vì vậy doanh số cho vay hai năm 2007-2009 tăng chậm so với hai năm 2006- 2007 thực hiện theo nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ.
Tại Chi nhánh NHPT Lào Cai hiện nay đang quản lý cho vay thu nợ 25 dự án với tổng số vốn vay theo Hợp đồng tín dụng là 1.672.677 triệu đồng với tổng mức đầu tư là: 4.927.487 triệu đồng, trong đó dư nợ vốn TDXK 25.376 triệu đông và dư nợ vốn TDĐT 789.494 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn vốn TDĐT 948 triệu đồng. Nợ quá hạn tại Chi nhánh chủ yếu là Bộ Giao thông nợ vay đầu tư các đường giao thông do chưa bố trí được Ngân sách TW để trả tổng số nợ quá hạn của các dự án Bộ Giao thông vay đã là: 85.791 triệu đồng. Nợ quá hạn các dự án khác là: 931 triệu đồng chiếm 0,11% tổng dư nợ tại Chi nhánh, tập trung vào các dự án nhỏ, các dự án nông nghiệp và một doanh nghiệp đang tiến hành cổ phần hoá. Vấn đề thu nợ của Chi nhánh hiện nay đang được thực hiện tương đối tốt.
Do đặc thù là tỉnh vùng cao biên giới và chỉ được huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, nên việc huy động vốn tại Chi nhánh Lào Cai thực hiện tương đối khó khăn do
không có các doanh nghiệp lớn có nhiều vốn nhàn rỗi, đồng thời cơ chế huy động của NHPT còn nhiều bất cập về lãi suất (thấp hơn so với huy động của các tổ chức tín dụng khác) cũng như cơ chế đối với việc tổ chức huy động vì vậy nguồn vốn huy động tại Chi nhánh không lớn. Tuy nhiên Chi nhánh vẫn tiến hành huy động các năm đạt và vượt kế hoạch được giao, Chi nhánh đã chủ động huy động từ các nguồn của các doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh qua hình thức tiền gửi vốn tự có, hoặc huy động các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm, các doanh nghiệp lớn ngoài tỉnh...
Việc cho vay và quản lý nguồn vốn cho vay của Chi nhánh được thực hiện chặt chẽ, đúng qui trình của NHPT. Các dự án đã ký Hợp đồng tín dụng được NHPT chấp thuận cho giải ngân và ghi kế hoạch giải ngân sẽ được Chi nhánh thông báo kế hoạch giải ngân theo quý và ký cam kết thực hiện việc giải ngân. Việc giải ngân được thực hiện đúng quy định về qui chế cho vay, thu hồi nợ vay của NHPT tại quy trình số 564 và các văn bản pháp luật của Nhà nước.
Song song với việc tạo ra một chính sách huy động vốn hiệu quả, khả năng hoạt động tín dụng và thu hồi vốn cũng luôn là mối quan tâm của một Ngân hàng. Do đó chất lượng tín dụng luôn được các Ngân hàng đặt lên hàng đầu. Trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh thì hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn và đây cũng là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất cho Chi nhánh. Do đó, nếu mở rộng cho vay và tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro, thực hiện tốt phương châm an toàn và hiệu quả thì sẽ tạo tiền đề cho sự vững mạnh của Ngân hàng.
Hoạt động cho vay của Chi nhánh NHPT tỉnh Lào Cai như sau:
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay 2007-2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số dư Tăng trưởng Số dư Tăng trưởng Số dư Tăng trưởng D.Số cho vay 1.721.083 - 2.231.422 29,65% 2.991.267 34,05 % D.Số thu nợ 145.924 - 177.587 21,69% 234.656 37,20%
Dư nợ vốn TDĐT 763.026 - 834.863 9,41% 789.494 (5,43%)
Nợ quá hạn 17.140 - 1.286 (92,49%) 948 (26,28%)
Tỷ trọng NQH 2,25% 0,15% 0,12%
( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh 2007-2009)
Ta có thể thấy rõ hơn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Tình hình hoạt động cho vay 2007-2009.
Như vậy doanh số cho vay của Chi nhánh đều tăng trưởng khá qua các năm. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 1.721.083 triệu đồng, năm 2008 đạt 2.231.422 triệu đồng tăng trưởng 29,65%. Đến năm 2009 doanh số cho vay 2.991.267 triệu đồng tăng trưởng 34,05%. Doanh số cho vay tăng như vậy là do trong 3 năm qua nền kinh tế đất nước cũng như của tỉnh Lào Cai có mức tăng trưởng khá, đã có chính sách cải thiện môi trường đầu tư có hiệu quả thu hút được nhiều chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất tăng lên cả về số lượng và tỷ trọng.
Về doanh số thu nợ: Với mục tiêu hoạt động của tất cả các Ngân hàng nói chung cũng như Chi nhánh NHPT tỉnh Lào Cai nói riêng là hoạt động dựa trên nguyên tắc an toàn và hiệu quả do vậy Ngân hàng luôn luôn quan tâm đến công tác thu hồi nợ. Doanh số thu nợ đều tăng qua các năm. Năm 2009 mức tăng trưởng doanh số thu nợ là 37,20%. Đạt được kết quả như vậy là do trong thời gian qua nền kinh tế tăng trưởng nên các chủ đầu tư thực hiện các dự án có hiệu quả nên việc trả nợ cũng tương đối tốt
và cán bộ lãnh đạo Ngân hàng cũng đôn đốc công tác thu nợ để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng nên doanh số thu nợ ngày càng tăng.
Về dư nợ: Dư nợ vốn TDĐT tăng qua các năm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Năm 2008 dư nợ vốn TDĐT đạt 834.863 triệu tăng trưởng 9,41% so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ vốn TDĐT đạt 789.494 triệu tương ứng giảm 5,43% so với năm 2008. Do năm 2009 lạm phát tăng cao, nền kinh tế bị giảm sút, các chủ đầu tư làm ăn khó khăn và nguồn vốn vay bị hạn chế do sức ép của lãi suất.
Về nợ quá hạn: Cùng với việc mở rộng tín dụng thì điều mà các Ngân hàng đặc biệt quan tâm đến là chất lượng tín dụng. Năm 2008 do tình hình kinh tế đất nước có nhiều biến động, nhiều Ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tạo nên sự cạnh tranh rất gay gắt trong ngành Ngân hàng, do vậy tình hình hoạt động của Chi nhánh cũng bị ảnh hưởng. Không những thế năm 2008 chịu sức ép và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho nền kinh tế biến động và gặp nhiều khó khăn. Các Ngân hàng cùng tham gia vào cuộc đua “tăng lãi suất” để huy động lượng tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng, dẫn đến có một số dự án đang đi vào hoạt động thì gặp phải khó khăn. Do đó nợ quá hạn năm 2008 đã tăng lên đáng kể, lên tới 1.286 triệu đồng chỉ chiếm 0,15% trong dư nợ vốn TDĐT. Năm 2009 nợ quá hạn giảm chiếm tỷ lệ 0,12% trong dư nợ vốn TDĐT, chủ yếu là do một số dự án giao thông gặp khó khăn trong thanh toán dẫn đến việc trả nợ Ngân hàng chậm.