Yêu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển có hiệu quả

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng phát triển tỉnh Lào Cai (Trang 27 - 28)

Một dự án phát triển thường chứa đựng nhiều mục tiêu. Mặc dù phải thực hiện mục

tiêu, song dự án này lại không thích hợp hoàn toàn với phương pháp cấp phát Ngân sách. Do có nguồn thu trực tiếp từ bán sản phẩm của dự án. Chính phủ sử dụng nguồn vốn tín dụng nhằm làm tăng tính hiệu quả tài chính của dự án phát triển. Lý do sử dụng là:

- Thứ nhất: NSNN nghèo nàn phải sử dụng ưu tiên cho các dự án không thể hoàn lại vốn.Trong khi đó nhiều dự án phát triển tạo nguồn thu trực tiếp, có khả năng hoàn trả, có thể và cần thiết phải tiếp cận với nguồn tín dụng. Yêu cầ hoàn trả gốc và lãi buộc chủ đầu tư phải tìm kiếm và thực hiện các dự án có hiệu quả tài chính rõ ràng dù rằng

mức sinh lời thấp hoặc rủi ro cao, đồng thời phải thực hiện các giải pháp tăng tính hiệu quả tài chính của dự án.

- Thứ hai: Phương pháp tài trợ bằng cách cho vay có nhiều ưu thế. Trước hết vốn của Nhà nước thường được cộng thêm vốn đối ứng huy động trên thị trường, tạo điều kiện mở rộng quy mô tài trợ cho các dự án phát triển. Kết quả của việc hoàn trả là nguồn vốn của Nhà nước lại được tái tạo, tiếp tục một hoạt động tài trợ mới.

Tài trợ ưu đãi qua chương trình tín dụng của Chính phủ được thực hiện có hiệu quả thông qua hoạt động của NHPT. Ngoài việc cung cấp các nguồn trung và dài hạn cho các dự án, Ngân hàng còn cung cấp một số các điều kiện ưu đãi mà các tổ chức tín dụng hoạt động theo cơ chế thị trường không thể thực hiện được. Như vậy NHPT được thành lập nhằm tài trợ các loại hình đầu tư phát triển có hiệu quả tài chính.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng phát triển tỉnh Lào Cai (Trang 27 - 28)