Đánh giá GAP 2: khoảng cách giữa nhận thức của người quản lý về mong đợi của khách hàng với chuyển hóa từ nhận thức của ngườ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chất lượng dịch vụ ăn uống trong kinh doanh nhà hàng âu MonDo (Trang 27 - 29)

về mong đợi của khách hàng với chuyển hóa từ nhận thức của người quản lý thành tiêu chuẩn dịch vụ.

Dựa vào các thông tin về nhu cầu và mong muốn của khách, ban quản lý nhà hàng Mondo 2 đã thiết lập cho nhà hàng mình những tiêu chuẩn chất lượng riêng. Không phải người quản lý nào khi đã nhận thức được mong muốn của khách cũng có thể chuyển nó thành tiêu chuẩn dịch vụ một cách

hợp lý, chắnh xác, nó phụ thuộc vào trình độ của các nhà quản lý cũng như nhận thức của họ về khả năng thực hiện các mong muốn của khách. Các tiêu chuẩn dịch vụ được thiết kế dựa trên 3 tiêu chắ: cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ nhân viên phục vụ trực tiếp và những yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Đưa ra được các yêu cầu cụ thể đối với các nhân tố tác động lên chất lượng của sản phẩm theo những tiêu chắ khách đánh giá, những tiêu chắ này được xây dựng trên mục tiêu ban đầu mà công ty đã đặt ra và dựa trên mong muốn của khách về dịch vụ tại nhà hàng.

Ớ Cơ sở vật chất và các trang thiết bị kỹ thuật.

Nó thể hiện bộ mặt của chất lượng và một phần nào đó cũng nói lên chất lượng của nhà hàng. Khách sẽ có đánh giá đầu tiên về nhà hàng dựa trên đội hiện đại của các trang thiết bị, của môi trường xung quanh nhà hàngẦ. Các trang thiết bị trong nhà hàng hiện nay tuy đã đáp ứng tốt nhu cầu của khách nhưng ban quản lý xác định vẫn phải cải tạo và nâng cấp các trang thiết bị để phục vụ khách tốt nhất.

Quy định khuôn viên của nhà hàng Mondo phải luôn sạch sẽ, thoáng mát, tạo cảm giác thoải mái, an tâm về chất lượng dịch vụ của nhà hàng khi khách đến sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, ban quản lý cũng đưa ra các quy định về cách thức bài trắ trong nhà hàng, mức độ đảm bảo vệ sinh của các dụng cụ phục vụ khách ăn uống.

Ớ Đội ngũ lao động.

Đây là nhân tố tác động trực tiếp và mạnh nhất đến cảm nhận, đánh giá của khách về chất lượng dịch vụ tại nhà hàng. Xác định được tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên phục vụ trực tiếp, ban lãnh đạo nhà hàng đã đưa những quy định cho các những nhân viên.

Yêu cầu các nhân viên nắm rõ những công việc mà mình sẽ phải thực hiện. Đối với nhân viên trong nhà bếp thì họ phải có tay nghề, chế biến món ăn

ngon không chỉ về ngon về chất lượng mà cả về thẩm mỹ. Còn những nhân viên trực tiếp phục vụ khách thì ban quản lý có những yêu cầu cao hơn, yêu cầu về chuyên môn, trang phục và thái độ trong công việc. Ban quản lý giúp các nhân viên hiểu được vai trò của họ trong quả trình cung cầp dịch vụ cũng như ảnh hưởng của họ đến chất lượng dịch vụ của nhà hàng, điều đó làm cho nhân viên thấy mình có quan trọng trong nhà hàng và nâng cao tinh thần làm việc cho họ.

Không chỉ đưa ra những yêu cầu cho các nhân viên trong nhà hàng mà ngay bản thân ban quản lý cũng tự đưa ra các quy định cho bản thân họ để là gương cho các nhân viên. Ban quản lý phải tạo ra môi trường làm việc tốt để nhân viên có thể phát huy hết khả năng của mình trong công việc, đưa ra các chế độ thưởng phạt hợp lý và họ phải luôn hoàn thành tốt công việc để nhân viên học tập theo.

Ớ Đối với sản phẩm nhà hàng cung cấp.

Yêu cầu về nguyên liệu chế biến: chỉ nhập nguyên liệu đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràngẦ. Xác định lượng nguyên liệu cần nhập về cho mỗi lần khách đặt tiệc để mua vừa đủ.

Cung cấp dịch vụ tốt, theo đúng thói quen và khẩu vị của khách bên cạnh cạnh đó phải có những cách thức bài trắ món ăn đẹp mắt để tạo sự ngon miệng cho khách.

Xác định giá bán một cách hợp lý với dịch vụ cung cấp và mực thu nhập, khả năng chi trả của khách. Giá là một nhân tố tác động mạnh đến quyết định có sử dụng dịch vụ tại nhà hàng của khách hay không.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chất lượng dịch vụ ăn uống trong kinh doanh nhà hàng âu MonDo (Trang 27 - 29)