Chương 2: Thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hà Tây
2.2.1.2 Cơ cấu tín dụng
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2007-2009
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
2008/2007
Chênh lệch 2009/2008
Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ % Tỷ lệ %
Phân loại theo thời hạn
1338 1647 1749 23,09 6,19
Ngắn hạn 765 1005 1007 31,37 0,02
Trung dài hạn 573 642 742 12,04 15,58
Phân theo loại tiền tệ Dư nợ VND 1228 1406 1611 14,50 14,58 Dư nợ ngoại tệ 110 241 138 119,09 -42,74 Phân theo thành phần kinh tế Quốcdoanh 946 1137 1015 20,19 -10,73 Ngoài quốc doanh 392 510 734 30,10 43,92
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây
Trong tổng dư nợ tín dụng phân loại theo thời gian: Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ qua các năm: 57,17% năm 2007; 61,02% năm 2008 và 57,58% năm 2009. Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay dài hạn nhằm bảo đảm an toàn chính sách tín dụng, giảm thiểu rủi ro, tăng tốc độ quay vòng của vốn.
Trong tổng dư nợ tín dụng phân theo loại tiền: Dư nợ theo Việt Nam đồng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng theo Việt Nam đồng tăng từ 1228 tỷ đồng năm 2007 lên1406 tỷ đồng năm 2008 và 1611 tỷ đồng năm 2009 ,của ngoại tệ là 110 tỷ đồng năm 2007 lên 241 tỷ đồng năm 2008 và giảm xuống 138 tỷ đồng năm 2009. Do việc huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động được lên việc cho vay bằng ngoại tệ cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng.
Trong tổng dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế: Dư nợ doanh nghiệp nhà nước, cổ phần nhà nước chi phối chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ nhưng cũng giảm dần qua các năm. Ngân hàng đang ngày càng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dư nợ tín dụng tăng dần qua các năm: từ 392 tỷ đồng năm 2007 lên 510 tỷ đồng năm 2008 và 734 tỷ đồng năm 2009, tuy tăng nhưng với tốc độ chậm. Đây là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khi ngân hàng không những phải cạnh tranh với cac ngân hàng trong nước mà còn với ngân hàng nước ngoài.