Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hà Tây (Trang 47 - 52)

Chương 2: Thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hà Tây

2.2.3Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng

2.2.3.1 Chính sách tín dụng và quy chế cho vay đối với khách hàng

Khách hàng đã, đang và sẽ có quan hệ tín dụng tại ngân hàng sẽ được ngân hàng áp dụng tổng thể bốn (4) chính sách sau đây: (1) Chính sách tiếp thị khách hàng; (2) Chính sách về cấp tín dụng; (3) Chính sách về tài sản bảo đảm; (4) Chính sách về định giá.

Khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng tại ngân hàng:

- Đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA, AA và A: ngân hàng xác định đây là nhóm khách hàng mục tiêu, không ngừng tăng cường mở rộng để phát triển bền vững mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng với “Chính sách mở rộng, phát triển” nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Đối với khách hàng có mức xếp hạng BBB và BB: ngân hàng duy trì tích cực mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng với “Chính sách duy trì” nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp của khách hàng.

Khách hàng mới quan hệ tín dụng tại ngân hàng:

- Đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA, AA và A: ngân hàng xác định đây là nhóm khách hàng mục tiêu, thường xuyên quan tâm, tiếp thị khách hàng nhằm thu hút mọi đối tượng khách hàng có mức xếp hạng này.

Các khách hàng có mức xếp hạng này, ngay sau khi có quan hệ với ngân hàng sẽ được áp dụng toàn diện Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Văn bản này.

- Đối với khách hàng có mức xếp hạng BBB: ngân hàng xác định chính sách tiếp thị có chọn lọc đối với khách hàng có mức xếp hạng này, phù hợp với định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Các khách hàng có mức xếp hạng BBB mới quan hệ tín dụng với ngân hàng được áp dụng chính sách tương đương với khách hàng xếp hạng BB đã và đang có quan hệ tín dụng tại ngân hàng trong thời gian thử thách tương đương 01 chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng tối thiểu là 06 tháng. Sau thời gian trên, nếu khách hàng thực hiện vay trả sòng phẳng, tín nhiệm, thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng, bảo lãnh thì được ngân hàng xem xét áp dụng toàn diện chính sách đối với khách hàng xếp hạng BBB.

(2) Chính sách về cấp tín dụng:

Khách hàng được cung cấp các sản phẩm tín dụng hiện có của ngân hàng phù hợp với quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và của BIDV. Ngoài ra, trên cơ sở quy định của pháp luật, khách hàng sẽ được ngân hàng xem xét cung cấp các sản phẩm tín dụng ngân hàng hiện đại theo yêu cầu và phù hợp với thực tế hoạt động của khách hàng.

Khách hàng là doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí dưới đây thì được ngân hàng xem xét cấp tín dụng:

- Khách hàng đáp ứng được các điều kiện vay vốn quy định tại Quy chế cho vay đối với khách hàng hiện hành của ngân hàng.

- Khách hàng có mức xếp hạng từ BBB trở lên theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng.

Trường hợp, khách hàng có mức xếp hạng BB trở xuống, ngân hàng chỉ xem xét cấp tín dụng theo hướng giảm dần dư nợ đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại BIDV và xem xét cấp tín dụng có điều kiện đối với khách hàng xếp hạng BB mới quan hệ tín dụng tại ngân hàng.

- Khách hàng phải có Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm tài chính theo Báo cáo tài chính năm gần nhất đáp ứng một mức nhất định,tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của khách hàng quy định tại Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng.

- Đối với vay vốn đầu tư dự án, khách hàng phải có vốn chủ sở hữu (bằng tiền và/hoặc hiện vật) tham gia tối thiểu 15% tổng mức đầu tư của dự án, ngân hàng cung cấp vốn tín dụng tối đa 85% tổng mức đầu tư của dự án. Vốn chủ sở hữu tham gia của khách hàng phải được giải ngân trước và/hoặc đồng thời theo tỷ lệ cơ cấu vốn của dự án.

(3) Chính sách về tài sản bảo đảm:

Ngân hàng xem xét cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản một phần hoặc toàn bộ hoặc không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng.

Trường hợp cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản:

- Khách hàng được ngân hàng xem xét cấp tín dụng khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm trên số tiền vay, bảo lãnh tại Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng cấp bảo lãnh (gọi tắt là Tỷ lệ tài sản bảo đảm) với một tỷ lệ nhất định tuỳ theo mức xếp hạng của khách hàng.

Tỷ lệ TSĐB

Số tiền vay, bảo lãnh tại hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo lãnh.

Trường hợp khách hàng chưa đủ tài sản bảo đảm theo quy định, khách hàng phải cam kết lộ trình bổ sung tài sản bảo đảm và được cấp có thẩm quyền phán quyết tín dụng phê duyệt. Trong thời gian bổ sung tài sản, khách hàng phải đảm bảo duy trì tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm trên dư nợ, số dư bảo lãnh đã được quy đổi tối thiểu bằng tỷ lệ tài sản bảo đảm theo quy định.

Trường hợp cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản.

Ngân hàng xem xét cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng đáp ứng các tiêu chí sau:

- Khách hàng có mức xếp hạng từ AA trở lên. - Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ≤ 2,5.

- Khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả, không có nợ gốc vay tại ngân hàng bị chuyển quá hạn trong thời gian 01 năm gần nhất.

Trường hợp khách hàng: vi phạm cam kết đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng, không còn đáp ứng đủ các điều kiện trên, khách hàng phải cam kết bổ sung tài sản bảo đảm theo quy định trong vòng tối đa 03 tháng hoặc cam kết trả nợ trước hạn.

( 4) Chính sách về định giá: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay:

- Lãi suất cho vay được hiểu là giá cả của khoản vay và được hình thành chủ yếu do quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, mức độ rủi ro, chi phí quản lý kinh doanh và mức lợi nhuận dự kiến của ngân hàng.

Lãisuất cho vay được tính bằng tổng các mục sau: Lãi suất bình quân đầu vào+ Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi)+ Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng; Chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng + Lợi nhuận mong muốn cho tín dụng.

- Những yếu tố cần cân nhắc khi tính giá bao gồm: + Yếu tố rủi ro của khách hàng vay;

+ Thời hạn cho vay; + Tỷ lệ tài sản bảo đảm;

+ Tiền gửi, tiền tiết kiệm và các số dư khác mà BIDV nắm giữ và phí thu được từ các dịch vụ khác;

+ Lãi suất của các ngân hàng cạnh tranh;

+ Các mối quan hệ ngân hàng khác với khách hàng vay; + Mức lãi suất trần theo quy định của pháp luật (nếu có);

Việc xác định giá cho các khoản tín dụng đối với một khách hàng phải trên cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng. Về nguyên tắc, lãi suất cho vay phải tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng.

- Căn cứ vào mức xếp hạng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các yếu tố cần cân nhắc khi tính giá, Chi nhánh tiến hành định giá khoản vay đối với khách hàng. Do hiện tại hệ thống định hạng khoản vay chưa cho phép BIDV tính toán được phần bù rủi ro đối với từng nhóm khách hàng và chưa phân tách, phân bổ được chi phí cho từng mảng kinh doanh khác nhau, nên việc định giá tiền vay trước mắt thực hiện theo công thức sau:

Lãi suất sàn cho vay = Lãi suất cơ sở + Mức phí (margin) sàn Trong đó:

+ Lãi suất cơ sở (LSCS): là lãi suất tiết kiệm trả sau theo kỳ hạn T  T < 6 tháng: Lãi suất tiết kiệm trả sau kỳ hạn 3 tháng

 6 tháng ≤ T ≤ 12 tháng: Lãi suất tiết kiệm trả sau kỳ hạn 6 tháng  T ≥ 12 tháng (trung, dài hạn): Lãi suất tiết kiệm trả sau kỳ hạn 12 tháng  Lãi suất tiết kiệm trả sau được chi nhánh niêm yết áp dụng cho dân cư, định chế tài chính hoặc tổ chức kinh tế.

+ Mức phí (margin) sàn bao gồm 03 cấu phần: (1) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (2) Chi phí quản

lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (3) Chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng + Lợi nhuận mong muốn cho tín dụng.

Cơ chế điều hành lãi suất cho vay:

Việc quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng phải căn cứ trên cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ, cụ thể như sau:

- Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước: Định kỳ, Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất VND cơ bản để làm cơ sở xác định mức lãi suất cho vay của các Tổ chức tín dụng (hiện nay, không quá 150% mức lãi suất cơ bản).

- Theo quy định của ngân hàng: Tuỳ theo tình hình thị trường, ngân hàng sẽ có thông báo chỉ đạo áp dụng lãi suất sàn cho vay theo từng thời kỳ hoặc điều hành trên cơ sở lãi suất bán vốn FTP cùng kỳ hạn do ngân hàng quy định.

Trên cơ sở nguyên tắc xác định lãi suất, cơ chế điều hành lãi suất của Hội sở chính và tình hình cụ thể trên địa bàn, Giám đốc Chi nhánh công bố mức lãi suất cho vay chính thức đối với khách hàng và quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hà Tây (Trang 47 - 52)