Tỷ lệ trích lập dự phòng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hà Tây (Trang 45 - 46)

Chương 2: Thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hà Tây

2.2.2.5 Tỷ lệ trích lập dự phòng

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam

kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng.

Đây là hoạt động bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng để có biện pháp xử lý những khoản nợ xấu của ngân hàng

Bảng 2.11: Tình hình trích lập DPRR và tỷ lệ trích lập DPRR

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng dư nợ 1338 1647 1749

Trích lập DPRR 28,82 32,7 25,63

Tỷ lệ trích lập DPRR

2,15% 1,99% 1,47%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình trích lập dự phòng của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây

Việc trích lập dự phòng của chi nhánh được thực hiện hàng quý để hình bảothành nguồn tập trung ở hội sở chính của BIDV. Trên cơ sở kết quả kinh doanh, tình hình phân loại nợ chi nhánh tính toán số trích lập dự phòng tổn thất. Trích lập dự phòng tăng đáng kể từ năm 2007 đến năm 2008. Năm 2007, trích lập DPRR là 28,82 tỷ đồng và đến năm 2008 là 32,7 tỷ đồng,tăng 13,46% so với năm 2007, nhưng tỷ lệ trích lập DPRR thì lại giảm từ 2,15% năm 2007 xuống 1,99% năm 2008, nguyên nhân này là do tổng dư nợ tín dụng tăng nhanh . Đến năm 2009 thì tỷ lệ này lại giảm do tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn giảm đáng kể, năm 2009,số dự phòng là 25,63 tỷ đồng chiếm1,47 % tổng dư nợ và giảm xấp xỉ 26,13 %so với năm 2008. Chi nhánh đã thực hiện trích đủ số dự phòng phải trích theo quyết định 493 củ NHNN.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hà Tây (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w