Chương 2: Thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hà Tây
2.3.1 Kết quả đạt được
Với việc áp dụng quy trình quản lý mới, công tác đánh giá rủi ro tín dụng đã được thống nhất, khoa học, góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chất lượng công tác đánh giá rủi ro tín dụng tại NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây đã được nâng lên, thể hiện qua các mặt:
Cơ cấu tín dụng
Cơ cấu tín dụn của chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực, hoạt động quản lý tín dụng đã đạt được những thành tựu đáng kể, vốn tín dụng được đầu tư đúng hướng tập trung cho các dự án, các phương án kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao đảm bảo được khả năng trả nợ. Cơ cấu tín dụng đã có những sự chuyển biến tích cực: trong tổng dư nợ tín dụng đã giảm tỷ trọng trong cho vay đối với các thành phần kinh tế nhà nước tăng dần tỷ trọng đối với cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là hướng đi hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, khi khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang vươn lên thành một khu vực kinh tế năng động, phát triển nhanh. Sự chuyển hướng này mang lại tác động tích cực tới công tác hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh.
Về quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng của NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây khá hợp lý và khoa học. Sự sắp xếp các khâu trong quy trình rất mạch lạc và có sự phối hợp giữa các bộ phận, là cơ sở để kiểm tra và giám sát đối với từng cán bộ QHKH và phát hiện ra sai sót một cách dễ dàng hơn, đồng thời cá thể giúp ngân hàng đưa ra những kết quả đánh giá chính xác hơn trong nghiệp vụ tín dụng. Sự phối hợp giữa các phòng ban trong quá trình làm việc giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, góp phần vào việc hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro tín dụng. Quy trình tín dụng luôn được cán bộ QHKH thực hiện nghiêm túc theo trình tự và phương pháp đã nêu trên. Một quy trình hợp lý kết hợp
với sự tuân thủ nghiêm túc và linh hoạt của cán bộ đã góp phần tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng.
Quy trình chấm điển tín dụng
Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được thực hiện một cách liên tục và nghiêm túc hơn qua đó công tác phân tích và đánh giá khách hàng được quan tâm hơn, mức độ rủi ro được đo lường một cách chính xác hơn, nâng cao độ tin cậy của các khoản tín dụng được cấp ra. Việc thực hiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cũng đã tháo gỡ được những khó khăn cho những khách hàng thiết lập mối quan hệ đầu tiên đối với ngân hàng khi họ chưa tạo được sự tín nhiệm đối với ngân hàng.
Nội dung đánh giá rủi ro tín dụng
Nội dung đánh giá rủi ro tín dụng đã được ngân hàng xây dựng khá chi tiết, đầy đủ, đảm bảo sự logic. Khi đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng, cán bộ QHKH đã đề cập đến các khía cạnh của khách hàng, ngoài ra còn đề cập đến rủi ro đặc thù của các ngành nghề kinh doanh khác nhau…Nhờ có sự phân tích và đánh giá rủi ro trên tất cả các mặt mà rủi ro tín dụng được nhận diện, giảm thiểu rủi ro của ngân hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng.
Tài sản đảm bảo
Chủ động và tăng cường giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng. Luôn xác định an toàn vốn vay trên cơ sở có tài sản đảm bảo: tổng giá trị tài sản đảm bảo luôn lớn hơn dư nợ hiện hành.
Về đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ của ngân hàng thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại, đào tạo cả trong và ngoài nước, thường xuyên cập nhật kiến thức kinh doanh mới, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học…để mỗi nhân viên đều trở thành lợi thế cạnh tranh của chi nhánh trong thời đại mới. Công tác đào tạo bài bản được tiến hành đã tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng một đội ngũ nhân viên thực sự năng động, chuyên nghiệp, nhạy bén giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và sẵn sang chuẩn bị cho việc hội nhập sâu rộng hơn của chi nhánh.
Về vấn đề công nghệ
Hiện tại, ngân hàng đã được cung cấp hệ thống máy tính nối mạng, trong đó có các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro. Các thiết bị máy móc hiện đại, các phương tiện làm việc thuận tiện cho cán bộ ngân hàng đã được ngân hàng quan tâm một cách đầy đủ và thường xuyên hơn. Những công việc tính toán, soạn thảo, lưu trữ ngày càng được thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng và khoa học hơn, các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, máy điện thoại, máy fax, mạng nội bộ, mạng internet…giúp cán bộ thu thập, khai thác các nguồn thông tin có hiệu quả và chính xác hơn đã góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.