Hoàn thiện bộ máy nhân sự, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hà Tây (Trang 82 - 84)

Chương 3: Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây

3.2.7Hoàn thiện bộ máy nhân sự, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Không thể đạt được sự tiến bộ thực sự về chất lượng tín dụng nếu không có đội ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ nghiệp vụ và hiểu biết về pháp luật tốt. Sự hợp tác của toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng là sức mạnh lớn nhất để Ngân hàng có thể đứng vững và lớn mạnh trong điều kiện khắc nghiệt hiện nay. Các Ngân hàng thương mại cần chú trọng trong công tác tuyển dụng con người và đào tạo cán bộ có chất lượng cao. Cần phải có định hướng tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng, yếu tố con người luôn là yếu tố chủ đạo của mọi hoạt động vì con người là chủ thể của nền kinh tế.

Người cán bộ giỏi là người có tầm nhìn rộng trong tương lai, ví dụ một mặt hàng sản xuất này có thể tại thời điểm hiện tại thị trường chưa cần thiết nhưng trong một hoặc một vài năm tới nó lại là một mặt hàng không thể thiếu đối với thi trường. Nếu như là một người cán bộ có tầm nhìn hiểu biết rộng thì họ sẽ đầu tư vào mặt hàng sản xuất đó, và trong một vài năm tới họ sẽ có một khoản lời đáng kể. Mặt khác, nếu như cán bộ tín dụng không nắm bắt được thị trường và xu hướng của nó thì rủi ro mất vốn trong tương lai là rất lớn.

Để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu về tổ chức nâng cao, bồi dưỡng kiến thức thẩm định, đánh giá rủi ro cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghiệp vụ:

Xây dựng đội ngũ chuyên viên thẩm định tín dụng và đánh giá rủi ro tín dụng giỏi trên cơ sở rà soát lại đội ngũ cán bộ tín dụng, xem xét và chuyển cán bộ tín dụng không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu sang làm nhiệm vụ khác, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn vào các khâu chủ chốt trong quá trình thẩm định và đánh giá rủi ro của khoản vay/dự án.

Cán bộ tín dụng cần có những kiến thức sâu rộng về các vấn đề: cần hiểu biết về các loại hình tín dụng như là tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp, bao thanh toán, tín dụng tài trợ giao dịch thương mại…đặc trưng của từng loại hình tín dụng cũng như rủi ro của từng loại hình, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro đó, những điều kiện

gắn liền với loại hình tín dụng đó; Chu trình cấp tín dụng từ khâu phân tích trước khi cấp tín dụng, xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng, cho đến thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới; Các biện pháp về quản lý rủi ro tín dụng, cách thức phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; Các hiểu biết về chính sách pháp luật; Nâng cao tình độ về ngoại ngữ, tin học.

Cán bộ tín dụng cần được đào tạo từ cơ bản cho đến chuyên sâu về nhiều lĩnh vực, ngành nghề và các đối tượng khách hàng khác nhau. Định kỳ tổ chức các lớp học đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tín dụng về kiến thức chuyên môn cũng như những thay đổi trong việc áp dụng công nghệ mới vào lĩnh vực ngân hàng, sự thay đổi trong cơ chế, chính sách…Các lớp học lên tổ chức tập trung, có kiểm tra, đánh giá kết quả cụ thể. Tổ chức các buổi hội thảo để nhân viên có thể trao đổi những hiểu biết của mình. Bên cạnh đó cần cử các cán bộ có năng lực theo học những khóa đào tạo về chuyên ngành tín dụng ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

Tạo điều kiện cho các chuyên viên trẻ tiếp tục học tập nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, tin học, ngoại ngữ đồng thời tiếp tục bổ sung các nhân viên có trình độ, có chính sách ưu đãi để thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi, mời làm cố vấn hoạc cộng tác viên.

Về trình độ quản lý:

Hoạt động tín dụng ngày càng đa dạng và phức tạp cũng đặt ra yêu cầu ngày càng cao về trình độ quản lý đối với cán bộ tín dụng, Cansbooj tín dụng cần có khả năng quản lý trong mọi khâu của hoát động tín dụng từ việc hình thành chính sách cho vay, kiểm tra theo dõi các khoản vay, quy trình tín dụng,quy trình chấm diểm và xếp hạng khách hàng.

Về đạo đức cán bộ:

Bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ tín dụng thường xuyên trang bị thêm hiểu biết về pháp luật, thị trường, các lĩnh vực khác về kinh tế-tài chính, tin học và ngoại ngữ. Đồng thời chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ tín dụng, làm cho họ thấy được vai trò, vị trí và trách nhiệm lớn lao của mình trong sự nghiệp kinh doanh của ngành để ngày càng có sự nỗ lực trong công việc. Ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi để nâng cao tinh thần,trách nhiệm và tinh thần vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi cán bộ.Cấp trên cần có chế độ khen thưởng

những cán bộ làm tốt và có biện pháp xử lý kịp thời những cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm trong phòng chống rủi ro, thiếu đạo đức trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hà Tây (Trang 82 - 84)