Chương 2: Thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hà Tây
2.2.3.2 Quy trình tín dụng
** Quy trình tín dụng doanh nghiệp
Gồm 10 bước sau đây:
Tiếp thị khách hàng, lập Báo cáo đề xuất tín dụng
Tiếp thị và nhận hồ sơ:
Cán bộ QHKH là đầu mối tiếp thị; Tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng từ Khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu của Khách hàng, Cán bộ QHKH hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ tín dụng gồm: Giấy đề nghị tín dụng: Đề nghị vay vốn/bảo lãnh theo hạn mức hoặc theo món (01 bản gốc); Hồ sơ pháp lý của khách hàng; Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng; Hồ sơ về dự án, phương án tín dụng; Hồ sơ đảm bảo tiền vay/nghĩa vụ bảo lãnh.
Căn cứ Hồ sơ tín dụng của Khách hàng, Cán bộ QHKH thực hiện nghiên cứu, đánh giá, phân tích theo những nội dung sau: Đánh giá chung về khách hàng.Về tình hình tài chính của khách hàng.Chấm điểm tín dụng khách hàng. Phân tích, đánh giá về Phương án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tư; Khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp. Đánh giá về tài sản bảo đảm theo quy
định về giao dịch bảo đảm hiện hành của BIDV. Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa.
Lập báo cáo đề xuất tín dụng:
Cán bộ QHKH sau khi đánh giá, phân tích Hồ sơ tín dụng của khách hàng lập Báo cáo đề xuất tín dụng.
Thẩm định rủi ro
Cán bộ QLRR thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập Báo cáo thẩm định rủi ro kèm theo hồ sơ tín dụng trình Lãnh đạo Phòng QLRR.
Lãnh đạo phòng QLRR thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của Báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro.
Đối với các trường hợp vượt quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc Ban QLRR Tín dụng, trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro, Giám đốc Ban QLRR Tín dụng phải có ý kiến và ký trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
Phê duyệt cấp tín dụng
Các trường hợp cấp tín dụng không phải qua thẩm định rủi ro:
Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi PGĐ QHKH/cấp có thẩm quyền ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên Báo cáo đề xuất tín dụng.
Các trường hợp cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro:
Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/PGĐ QLRR tín dụng: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của PGĐ QHKH trên Báo cáo đề xuất tín dụng và Giám đốc/PGĐ QLRR tín dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng tín dụng Chi nhánh: Trường hợp này khoản tín dụng được coi là phê duyệt khi trong Biên bản họp của Hội đồng tín dụng kết luận đồng ý cấp tín dụng.
Trường hợp khoản tín dụng vượt thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh, được trình Hội sở chính
Xử lý sự khác biệt giữa ý kiến phê duyệt đề xuất cấp tín dụng và Phê duyệt rủi ro tín dụng:
Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro phải tiến hành trao đổi trực tiếp với Cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất tín dụng để đi đến thống nhất. Trong trường hợp không thống nhất được, Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro báo cáo Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro cao hơn để xem xét, quyết định (Trường hợp này, quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro cao hơn là ý kiến phê duyệt rủi ro cuối cùng).
Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt
Soạn thảo quyết định cấp tín dụng:
Trường hợp từ chối cấp tín dụng: Cán bộ QHKH soạn thảo văn bản từ chối cấp tín dụng
Trường hợp đồng ý cấp tín dụng: Cán bộ QHKH thực hiện thương thảo với khách hàng về các điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (tuỳ từng trường hợp cụ thể, Cán bộ QHKH có thể soạn thảo văn bản đồng ý cấp tín dụng, trình cấp có thẩm quyền ký và gửi cho khách hàng)
Soạn thảo Hợp đồng:
Căn cứ nội dung, điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các Hợp đồng mẫu, Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm soạn thảo Hợp đồng tín dụng/Hợp đồng cấp bảo lãnh/Hợp đồng bảo đảm và các văn bản tín dụng có liên quan khác.
Ký kết Hợp đồng:
Các Hợp đồng phải được ký kết bởi Người đại diện có thẩm quyền của BIDV và Khách hàng theo quy định của pháp luật.
Hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân:
Cán bộ QHKH có trách nhiệm đàm phán với khách hàng để hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân theo Quyết định cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền.
Lưu giữ hồ sơ, nhập thông tin vào Hệ thống SIBS:
Sau khi các Hợp đồng đã được ký kết, Bộ phận QHKH chuyển trả 01 bản gốc Hợp đồng tín dụng cho khách hàng và bàn giao toàn bộ Hồ sơ tín dụng của khách hàng sang Bộ phận QTTD, Bộ phận QTTD thực hiện nhập thông tin vào hệ thống SIBS.
Các Hồ sơ gốc liên quan đến tài sản đảm bảo của khách hàng được Bộ phận QHKH bàn giao cho Bộ phận kho quỹ để lưu giữ theo quy định của BIDV.
Giải ngân/Phát hành bảo lãnh
-Giải ngân:
Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm tiếp nhận và lập đề xuất giải ngân.
Trình duyệt giải ngân: Trên cơ sở hồ sơ giải ngân của Bộ phận QHKH chuyển sang, Bộ phận QTTD chịu trách nhiệm trình duyệt giải ngân
Phê duyệt giải ngân: Căn cứ vào Đề xuất giải ngân của Bộ phận QHKH, Bộ phận QTTD (hoặc Tờ trình giải ngân của Bộ phận QTTD) và hồ sơ giải ngân, cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân xem xét ra quyết định:
Duyệt đồng ý giải ngân trên Đề xuất giải ngân/Tờ trình duyệt giải ngân và ký trên Bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể.
Từ chối giải ngân và ghi rõ lý do từ chối.
Thực hiện giải ngân và lưu giữ hồ sơ: Hồ sơ giải ngân được cấp có thẩm quyền phê duyệt được chuyển lại cho Bộ phận QTTD để thực hiện nhập dữ liệu vào hệ thống SIBS và lưu giữ hồ sơ theo quy định. Và bộ phận QTTD chuyển cho các bộ phận khác có liên quan.
-Phát hành bảo lãnh:
Tiếp nhận và Phát hành bảo lãnh:
Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ bảo lãnh
Trên cơ sở hồ sơ phát hành bảo lãnh của Bộ phận QHKH, Bộ phận QTTD chịu trách nhiệm lập tờ trình duyệt phát hành bảo lãnh
Phê duyệt phát hành bảo lãnh:
Căn cứ vào Đề xuất phát hành bảo lãnh của Bộ phận QHKH, Bộ phận QTTD (hoặc Tờ trình duyệt bảo lãnh của Bộ phận QTTD ) và hồ sơ đề nghị bảo lãnh, cấp có thẩm quyền phát hành bảo lãnh xem xét ra quyết định:
Duyệt đồng Phát hành bảo lãnh; ký thư bảo lãnh/hợp đồng bảo lãnh. Từ chối phát hành bảo lãnh và ghi rõ lý do từ chối.
Thực hiện phát hành bảo lãnh và lưu giữ hồ sơ: Hồ sơ bảo lãnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt được chuyển lại cho Bộ phận QTTD để thực hiện nhập dữ liệu vào chương trình TF, lấy số bảo lãnh, hold tiền ký quỹ, trình lãnh đạo phòng duyệt và thu phí trên chương trình TF. Và chuyển cho các bộ phận khác có liên quan.
Giám sát và kiểm soát
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay; Kiểm tra tình hình thực hiện các cam kết; Kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh; Kiểm tra thực trạng tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV; Định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá lại hiệu quả khai thác các dự án đầu tư, hiệu quả việc cấp tín dụng cho khách hàng.
Điều chỉnh tín dụng
Rà soát, điều chỉnh Hạn mức/Số tiền cho vay, bảo lãnh.
Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ/Điều chỉnh thời gian hiệu lực của Thư bảo lãnh. Điều chỉnh điều kiện tín dụng; Điều chỉnh biện pháp bảo đảm/Tài sản bảo đảm và các điều chỉnh tín dụng khác.
Thu nợ, lãi, phí
Thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí:
Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi và phí đúng hạn. Đối với khách hàng vay vốn thường xuyên, vay trả sòng phẳng, tuỳ trường hợp cụ thể Phó Giám đốc QHKH/Giám đốc Ban QHKH doanh nghiệp quyết định không cần phải thông báo bằng văn bản việc trả nợ gốc, lãi, phí.
Trong quá trình theo dõi đôn đốc khách hàng trả nợ, Bộ phận QHKH biết trước chắc chắn khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn thì phải áp dụng ngay một trong các biện pháp:
Nếu khách hàng có khả năng trả nợ trong thời gian gia hạn/điều chỉnh kỳ hạn nợ: Trường hợp này khi khách hàng có đề nghị cơ cấu lại nợ, Bộ phận QHKH có thể xem xét đề xuất điều chỉnh tín dụng.
Nếu khách hàng không có khả năng trả được nợ ngay cả khi được gia hạn/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Trường hợp này, Bộ phận QHKH phải thông báo cho Bộ phận
QTTD để thực hiện chuyển nợ quá và đồng thời thực hiện các bước xử lý thu hồi nợ quá hạn theo quy định
Đối với những bảo lãnh có ngày phát sinh hiệu lực được xác định gắn liền với điều kiện nhất định, định kỳ hàng tháng Cán bộ QTTD có trách nhiệm đôn đốc Cán bộ QHKH theo dõi, thu phí.
Xử lý thu hồi nợ quá hạn
Bộ phận QHKH, chịu trách nhiệm:
- Thông báo bằng văn bản cho khách hàng ngay sau khi có nợ quá hạn phát sinh. - Rà soát phân tích nguyên nhân nợ quá hạn đồng thời tiếp tục đôn đốc khách hàng trả nợ quá hạn.
Bộ phận QLRR, chịu trách nhiệm:
- Phối hợp và trợ giúp Cán bộ QHKH trong việc rà soát, phân tích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn.
- Giám sát Bộ phận QHKH trong quá trình thực hiện các biện pháp xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ phận QTTD, chịu trách nhiệm:
- Thường xuyên thông báo về trạng thái nợ quá hạn của khách hàng cho Bộ phận QHKH.
- Phối hợp với Bộ phận QHKH kiểm tra, đối chiếu số nợ gốc, lãi, phí, lãi phạt quá hạn.
Bộ phận Dịch vụ khách hàngchịu trách nhiệm :
Thực hiện các bút toán thu nợ quá hạn theo Chỉ thị của bộ phận QHKH.
Thanh lý hợp đồng, giải toả bảo lãnh
Thanh lý hợp đồng cho vay:
Khi khách hàng đã trả hết nợ gốc, lãi, phí Bộ phận QHKH phối hợp với Bộ phận QTTD, Dịch vụ khách hàng: Thực hiện đối chiếu kiểm tra lại số tiền thu nợ gốc, lãi, phí… để tất toán hồ sơ tín dụng; giải chấp các hợp đồng bảo đảm; thanh lý các Hợp đồng (nếu có).
Thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh:
Cán bộ QTTD đồng thời thực hiện thu phí bảo lãnh còn lại (nếu có) và tất toán bảo lãnh trên TF, trình lãnh đạo Ban/phòng ký kiểm soát, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt, Cán bộ QTTD chuyển toàn bộ hồ sơ để lãnh đạo Ban/phòng duyệt thu phí (nếu có) và giải toả bảo lãnh trên TF.
** Quy trình cấp tín dụng bán lẻ
Gồm 14 bước sau đây:
Tiếp thị tới Khách hàng về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của BIDV:
Toàn bộ CBQHKHCN có trách nhiệm trực tiếp tiếp thị toàn diện các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện hành của BIDV tới các Khách hàng bán lẻ, bao gồm các nhóm: Sản phẩm cấp tín dụng bán lẻ; Sản phẩm huy động vốn; Sản phẩm dịch vụ gia tăng, ngân hàng hiện đại…
Trong quá trình tiếp thị, bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDV, nếu Khách hàng bán lẻ có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng - tài chính khác thì CBQHKHCN có trách nhiệm thực hiện chức năng tiếp thị, bán chéo sản phẩm dịch vụ này theo quy định của BIDV (nếu có).
Gặp gỡ, phỏng vấn và hướng dẫn Khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn:
Khi Khách hàng bán lẻ có nhu cầu sử dụng Sản phẩm tín dụng bán lẻ của Ngân hàng, cán bộ QHKHCN (được LĐPQHKHCN/LĐPGD phân công) tiến hành phỏng vấn sơ bộ Khách hàng để làm rõ các nội dung sau đây:
- Nắm bắt nhu cầu tín dụng, điều kiện của Khách hàng;
- Khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay trong từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể.
Trên cơ sở đó xác định và tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ phù hợp nhất.
Trường hợp, nếu cán bộ QHKHCN có đủ thông tin về khách hàng như thu nhập, tài sản, các điều kiện khác… không phù hợp với chính sách tín dụng, điều kiện của Sản phẩm tín dụng…và có thể ra quyết định từ chối thì báo cáo LĐPQHKHCN hoặc trường hợp cần thiết phải báo cáo Lãnh đạo Chi nhánh xem xét, quyết định trước khi thông báo cho khách hàng.
Trên cơ sở hồ sơ theo quy định tại từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể, cán bộ QHKHCN được phân công có trách nhiệm hướng dẫn Khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn một cách chi tiết, đầy đủ và yêu cầu Khách hàng cung cấp đầy đủ một lần.
Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ:
CBQHKHCN chịu trách nhiệm:
- Trực tiếp tiếp nhận toàn bộ hồ sơ từ khách hàng;
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo yêu cầu; tính đầy đủ, phù hợp của thông tin trên bề mặt hồ sơ; đối với hồ sơ bản sao có đối chiếu với các hồ sơ gốc (nếu có); đảm bảo sự phù hợp về thông tin giữa các hồ sơ…
Trường hợp khách hàng chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ như đã hướng dẫn và theo yêu cầu, CBQHKHCN phải có trách nhiệm yêu cầu Khách hàng bổ sung một lần những hồ sơ còn thiếu.
Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng:
Trên cơ sở Bộ hồ sơ vay vốn đầy đủ của khách hàng, LĐPQHKHCN/ LĐPGD phân công CBQHKHCN nghiên cứu, đánh giá phân tích khoản vay theo những nội dung cụ thể sau đây:Về thông tin khách hàng, về năng lực tài chính của khách hàng, về lịch sử quan hệ tín dụng, đánh giá, phân tính phương án/dự án sản xuất, kinh doanh, đầu tư, về tài sản đảm bảo
Lập Báo cáo đề xuất tín dụng, phê duyệt đề xuất tín dụng: Sau khi nghiên cứu toàn diện hồ sơ, căn cứ vào kết quả thẩm định khách hàng (thẩm định thông tin khách hàng, tài sản đảm bảo), điểm tín dụng cá nhân mà khách hàng đạt được (nếu có), hồ sơ vay vốn và đối chiếu, đánh giá so với các điều kiện theo quy định tại từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể (đối với những khoản vay chưa được quy định theo một Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể nào thì căn cứ các điều kiện tín dụng theo đúng các quy định hiện hành của BIDV…), cán bộ QHKHCN lập Báo cáo đề xuất tín dụng
Trình tự quyết định cấp tín dụng đối với khoản vay không qua thẩm định rủi ro tại Chi nhánh được thực hiện như sau:
Trên cơ sở Báo cáo đề xuất tín dụng của cán bộ QHKHCN kèm theo hồ sơ vay vốn, cấp có thẩm quyền thực hiện việc xem xét phê duyệt cấp tín dụng như sau:
Trong trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định cho vay và quyết định giải ngân của LĐPQHKHCN/LĐPGD: Trên cơ sở báo cáo của cán bộ QHKHCN, nếu đồng ý cho vay, LĐPQHKHCN/LĐPGD ký vào vị trí “Phê duyệt đề xuất tín dụng”; nếu không đồng ý cho vay, có ý kiến và chuyển lại cho cán bộ QHKHCN thông báo cho khách hàng.
Nếu vượt thẩm quyền, LĐPQHKHCN/LĐPGD ký vào vị trí “LĐPQHKHCN/LĐPGD” và trình Lãnh đạo Chi nhánh quyết định. Trình tự quyết định cấp tín dụng đối với khoản vay qua thẩm định rủi ro
Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/PGĐ QLRR tín dụng: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ