Định hướng mở rộng và tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hà Tây (Trang 76 - 78)

Chương 3: Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHĐT&PT Việt Nam-chi nhánh Hà Tây

3.1.2Định hướng mở rộng và tăng trưởng tín dụng

Thứ nhất: Tăng trưởng tín dụng với mục tiêu an toàn và hiệu quả

Trên cơ sở tình hình trên địa bàn, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế của địa phương- tiến hành phân tích, đánh giá để có được chính sách đầu tư tín dụng phù hợp với điều kiện và nhân lực của chi nhánh.

Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu tín dụng: giảm tỷ trọng cho vay xây lắp, tăng cho vay ngắn hạn, cho vay ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, dân cư, tăng cho vay có tài sản đảm bảo. Tăng cường mở rộng công tác tiếp thị và tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng xuất nhập khẩu, hộ đô thị, hộ thu nhập cao và cán bộ công nhân viên.

Đẩy mạnh các biện pháp về an toàn vốn tín dụng: gia tăng tài sản, tăng cho vay đồng tài trợ với các tổ chức tín dụng trên địa bàn, tăng cường hợp tác đồng tài trợ để giảm bớt áp lực về vốn và phân tán rủi ro.

Tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tận thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng, thu lãi treo và trích lập đủ quỹ dự phòng rủi ro, đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu vào- đầu ra trong hoạt động tín dụng.

Phổ biến kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của nhà nước, của ngành về hoạt động tín dụng. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thu nhập, cung cấp thông tin tín dụng, thông tin phòng ngừa rủi ro để hỗ trợ quá trình cho vay và quản lý tín dụng.

Thứ hai: Chính sách đối với các nhóm đối tượng khách hàng hiện có

Thực hiện và vận hành có hiệu quả chương trình xếp hạng định hạng tín dụng nội bộ làn cơ sở xếp nhóm nợ theo Điều 7-493 để phù hợp với QĐ 493/NHNN.

Áp dụng chính sách khách hàng theo xếp hạng tín dụng nội bộ và điều hành cơ chế lãi suất dương để vận dụng chính sách:

Chủ động cho vay những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, làm ăn có hiệu quả, trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh và dự án khả thi.

Nhóm khách hàng có tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn tạm thời, chi nhánh phân tích, đánh giá tình hình- nếu đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ sau khi được ngân hàng hỗ trợ thì áp dụng biện pháp duy trì quan hệ tín dụng có kiểm soát đặc biệt theo đúng quy định và xác định lộ trình trả nợ cụ thể.

Nhóm khách hàng đặc biệt khó khăn, không có khả năng phục hồi, chi nhánh kiên quyết dừng cho vay, áp dụng mọi biện pháp tận thu nợ.

Đối với việc tiếp cận mở rộng khách hàng mới, chi nhánh chỉ lựa chọn, tiếp thị quan hệ tín dụng đối với khách hàng đáp ứng được các điều kiện về tín dụng: có tình hình tài chính rõ ràng, lành mạnh, kinh doanh có lãi; có phương án sản xuất kinh doanh khả thi; có vốn tự có tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh; có tài sản đảm bảo nợ vay theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hà Tây (Trang 76 - 78)