Chương 2: Thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hà Tây
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân thuộc về môi trường cho vay
Nguyên nhân thuộc về môi trường cho vay
Môi trường pháp lý trong hoạt động tín dụng ngân hàng còn nhiều bất cập. Một số cơ chế, chính sách, các quyết định, nghị định, thông tư, các văn bản chế độ luật của ngân hàng còn nhiều kẽ hở dễ bị khai thác trong quá trình thực hiện. Hơn nữa việc thay đổi thường xuyên các chế độ chính sách như hiện nay cũng làm cho
ngân hàng khó có thể đưa ra những nhận xét chính xác trong tương lai, vì vậy gây ảnh hưởng không nhỏ đén hiệu quả công tác thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng.
Nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, bất ổn và dễ chịu sự tác động từ bên ngoài đồng thời phải đương đầu với nhiều rủi ro, bất ổn, cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế chưa phát triển lên hệ thống thông tin trong nền kinh tế giúp cho công tác thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng còn nghèo nàn, thông tin chưa minh bạch, thiếu độ chính xác. Tính trạng này làm cho nội dung cũng như phương pháp thẩm định tín dụng bị thiếu hụt nhiều. Có thể coi đây là cội nguồn của các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Nguyên nhân thuộc về phía khách hàng
Khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng rất đa dạng và ngành nghề kinh doanh của họ cũng rất đa dạng nên khó có thể đánh giá chính xác được mức độ tin cậy và khả năng kinh doanh của họ nếu mới tiếp xúc lần đầu. Do vậy trong một số trường hợp khách hàng không cung cấp thông tin trung thực vệ tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng.
Có nhiều khách hàng có hiệu quả kinh doanh kém, lại kinh doanh bằng vốn vay của ngân hàng nên gặp rủi ro cao, kết quả là gây thiệt hại cho vốn tín dụng. Đây là khoản nợ khó xử lý.
Nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng
Đội ngũ cán bộ còn non trẻ nên thiếu kinh nghiệm, nhiều phương pháp đánh giá rủi ro chưa được áp dụng. Hơn nữa số cán bộ còn thiếu mà khối lượng công việc thì lớn, phải đảm bảo đúng tiến trình thẩm định tín dụng nên tình trạng làm thêm giờ là rất phổ biến. Điều này là gây áp lực và căng thẳng trong công việc nên giảm hiệu quả của công tác đánh giá rủi ro tín dụng.
Việc bán sát doanh nghiệp của cán bộ QHKH còn nhiều hạn chế nên không nắm sát được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, khi kinh doanh gặp khó khăn, xảy ra rủi ro mới phát hiện thì đã muộn.
Cơ chế chính sách còn lỏng lẻo, chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm như: thưởng, phạt trách nhiệm đén cụng về tài sản và luật pháp với các khoản cho vay của các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tín dụng đưa đến rủi ro, thất thoát vốn.
Ngân hàng đã chú trọng áp dụng đổi mới công nghệ trong thời gian qua nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được tốc độ phát triển của thị trường. Nhìn chung các phần mềm mà ngân hàng ứng dụng đều là những phần mềm mới, tuy nhiên công tác triển khai chậm hoạc triển khai không đồng bộ và khi triển khai xong một số bộ phận lại chưa tạo được cơ chế nhằm khai thác có hiệu quả công nghệ đócho công tác thẩm định tín dụng nói chung và công tác đánh giá rủi ro tín dụng nói riêng.